Cơ sở phân tích đánh giá cơ hội trong kinh doanh (phần 4)

Nguồn: microsection5.blogspot.com

“cơ sở phân tích đánh giá cơ hội trong kinh doanh” là một chuyên đề dài về kĩ năng xác định và phân tích đánh giá những ý tưởng của một doanh nhân. Để tiện cho bạn đọc dễ dàng theo dõi, tôi xin được trình bày lại 3 mục lớn trong chuyên đề như sau:

– Suy nghĩ như một doanh nhân

– Quan sát như một doanh nhân

– Hành động như một doanh nhân

Trong 3 phần đầu của chuyên đề chúng ta đã cùng tìm hiểu về “cách suy nghĩ của một doanh nhân”. Từ phần 4 của chuyên đề chúng ta sẽ tiếp cận với “cách quan sát của các doanh nhân”.

II. Quan sát như một doanh nhân

Các doanh nhân thành đạt sẽ giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ mà: (1) thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách tốt hơn, hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh; và (2) có mức giá lớn hơn so với chi phí để chế tạo ra và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
Để hiểu cách thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức giá hấp dẫn, bốn yếu tố quan trọng cần được đánh giá là:

– Những thay đổi trong kinh tế vĩ mô

– Các điều kiện công nghiệp

– Tình trạng ngành công nghiệp

– Cạnh tranh

Các yếu tố này là trọng tâm của phần tiếp theo.

1. Những thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô

“May mắn là khi sự chuẩn bị kỹ lưỡng gặp được cơ hội.”
Seneca – Roman philosopher

Kinh tế vĩ mô xem xét đến vấn đề hiệu năng của nền kinh tế với nhiều yếu tố tác động trên phương diện một khối tổng thể. Đối với các doanh nhân, hiểu các nhu cầu và mong muốn của các khách hàng tiềm năng của bạn bị ảnh hưởng bởi thế giới xung quanh họ như thế nào có vai trò quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thế giới đầy biến động, đặc biệt với sự nhấn mạnh về những thay đổi trong công nghệ, xã hội, chính trị, và các quy định. Những thay đổi về nhân học và tâm lý cũng được đánh giá vì đây là trung tâm để một doanh nhân “hiểu rõ hành vi mua hàng của khách hàng”.

Các chính sách vĩ mô

 

Sự thay đổi của kỹ thuật

Những thay đổi của kỹ thuật là một trong những thay đổi quan trọng nhất châm ngòi cho hàng loạt công nghệ mới và từ đó cho phép mở rộng các sáng kiến mới. Ví dụ như, máy cassette cầm tay – dẫn đến đĩa compact di động – từ đó kéo theo sự phát triển của máy nghe nhạc MP3 cầm tay – và sự ra đời bộ nhớ để lưu trữ và nghe nhạc trên điện thoại di động.

Mức độ của sự thay đổi của kỹ thuật cũng có vai trò quan trọng. Những thay đổi quan trọng đó có thể tạo ra các thị trường hoàn toàn mới. Sự thay đổi về kỹ thuật càng lớn, cơ hội cho các doanh nghiệp tạo ra các hoạt động kinh doanh mới càng lớn.

Những thay đổi với mức độ lớn sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ nhiều hơn, cho phép ứng dụng các công nghệ mới trong nhiều sản phẩm hơn. Các tác động của việc thay đổi kỹ thuật trong nền công nghiệp thay đổi liên tục giúp các công ty tìm ra cách cạnh tranh với đối thủ. Từ đó có thể mở ra thị trường mới cho các dự án mới.

Thay đổi xã hội

Thay đổi xã hội sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới bằng cách thay đổi sở thích của người dân và tạo ra nhu cầu cho những nơi có nhu cầu trước đây chưa có.
Nó có thể bao gồm những sở thích mới, đạo đức hay nhân cách khác, và các sự dịch chuyển trong xã hội.

Thay đổi chính trị

Những thay đổi chính trị có thể sản sinh ra cơ hội hay thách thức cho các cơ sở kinh doanh. Nó có giá trị để xem xét liệu những quyết định của chính quyền địa phương, tiểu bang, hay quốc gia có thể thay đổi chính sách như thế nào. Đây có thể thách thức các công ty hiện hành, và mở ra cơ hội mới cho các công ty mới.

Nhận thức được những thay đổi trong chính trị sẽ ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh, thuế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các vấn đề môi trường, hay bảo vệ người tiêu dùng với cơ sở kinh doanh của bạn.

Thay đổi quy định

Các quy định của chính phủ ảnh hưởng đến các cơ sở kinh doanh trong nhiều cách khác nhau. Các quy định quản lý chi phối các vấn đề mà người sở hữu và điều hành của các công ty có thể và không thể làm. Các quy định về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn, khả năng tương tác, sự an toàn, và một loạt các lĩnh vực liên quan. Quy định giá thường tác động đến chiến lược giá mà được hỗ trợ bởi luật cạnh tranh công bằng, quy định cạnh tranh – thiết kế để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Việc bãi bỏ quy định cũng tạo ra các cơ hội kinh doanh bởi vì nó cho phép nhiều ý tưởng, mà trước kia bị cấm bởi các quy định, được sử dụng. Bãi bỏ quy định có thể giảm thiểu các rào cản và các chướng ngại vật để mở ra các doanh nghiệp mới.

Thay đổi nhân học

Thay đổi nhân học có thể tạo ra một loạt các cơ hội kinh doanh. Ví dụ ở Mỹ, với dân số lão hóa, gia tăng sự đa dạng dân tộc, và một xã hội ít lành mạnh (less healthier society). Mỗi xu hướng cung cấp những cơ hội mới cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ khách hàng. Các giải pháp mẫu là các trung tâm hỗ trợ người già, phát thanh tiếng nước ngoài, và các cửa hàng bán thực phẩm chức năng.

Một sự thay đổi trong nhận thức hoặc nhu cầu cũng mở ra những cơ hội kinh doanh. Chẳng hạn như, khi người Mỹ có ý thức hơn về sức khỏe, các nhà hàng chuyên về các tùy chọn các món ăn chay hoặc hàm lượng calorie thấp đang ngày càng được ưa chuộng hơn so với các lựa chọn thức ăn nhanh truyền thống.

Thay đổi tâm lý

Thay đổi tâm lý kiểm nghiệm thị trường khi có các thay đổi trong thái độ, giá trị, ý kiến, sở thích, và các yếu tố cá nhân có liên quan. Những điều này trái ngược với các nhân tố nhân học ở chỗ tâm lý liên quan đến cách thức con người suy nghĩ và cảm nhận.

Các cách để tận dụng những thay đổi kinh tế vĩ mô

Như là một bước đầu tiên để khám phá ra những ý tưởng kinh doanh mới, việc tìm kiếm các nhu cầu làm khách hàng nhức nhối được xem như là cơ hội cho chính các sản phẩm mới. Các gợi ý tốt nhất về một sản phẩm hay dịch vụ mới là những phàn nàn hay khiếu nại của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ hiện có.

Xác định nhu cầu chỉ là khởi đầu. Sau khi nhu cầu thực sự được xác định, bạn phải phát triển một sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai.

Thu thập thông tin về sở thích của khách hàng là bước tiếp theo. Đánh giá những sở thích cho các sản phẩm và dịch vụ mới bằng các cuộc phỏng vấn và khảo sát. Kiểm tra các xu hướng và mô hình nhằm tìm hiểu về sở thích của khách hàng trong tương lai. Nhận biết được khi nào thì sản phẩm thức sự là mới, bởi ban đầu khách hàng có thể không hiểu về sản phẩm.

Bạn không cần phải đáp ứng tất cả các nhu cầu từ trí tưởng tượng của khách hàng. Hãy phân loại và xếp hạng cho các sở thích và chi phí cho những sản phẩm mà khách hàng ưu tiên hơn. Đáp ứng các nhu cầu cần thiết, và sau đó xem xét bổ sung thêm tính năng. Tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ mà bạn có thể tạo ra và khởi nghiệp thành công.

(còn nữa)


Biên dịch: Naphasy

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan