Động lực – Trái tim ham học hỏi

 
Có lẽ tất cả chúng ta đều đồng tình với ý kiến cho rằng “để học một điều gì mới bạn cần phải muốn làm nó – hay bạn phải có động lực”. Nếu bạn biết áp dụng những gì học được vào công việc của bạn, nó giống như bạn được thúc đẩy hay được truyền động lực. Nhưng những yếu tố nào được sử dụng trong quá trình học tập để tạo nên động lực?

Trước tiên, hãy nhìn vào các thành phần của động lực

Các nhà khoa học về thần kinh đã khám phá ra rằng cảm xúc, học tập và trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bạn không thể học một vấn đề nào đó nếu như bạn không thấy nó có ý nghĩa hay bạn bị kích thích bởi nó.

Điều này có nghĩa là quá trình cảm xúc bị kích thích là cần thiết để chuyển những kỹ năng và kiến thức mới vào những tình huống mới và cuộc sống thực. Nếu không có tinh thần, cho dù bạn biết rằng bạn cần phải làm một việc nào đó, nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy không có động lực để bắt đầu.

Chúng tôi thiết kế những giải pháp cho việc học để không bỏ qua mối quan hệ quan trọng này. Ngoài những vấn đề về nhận thức, cũng cần có những mối liên hệ về cảm xúc để một nhà lãnh đạo có thể đưa ra các hành động mà đòi hỏi phải sử dụng những kiến thức mới vào môi trường làm việc.

Bây giờ, hãy xem xét những điều mà chúng tôi yêu cầu các học viên của chúng tôi làm. Đầu tiên, chúng tôi nói với họ hãy xem xét một cách nghiêm túc bản thân mình. Sau đó, chúng tôi đề nghị học viên nêu ra những thiếu hụt quan trọng trong khả năng và kỹ năng của họ bao gồm cả thay đổi trong suy nghĩ điều mà có thể mất nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm – trong khi thế giới hiện tại của họ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt.

Bây giờ, chúng ta lấy đâu động lực để khích thích khả năng học và vận dụng?

Hãy xem xét mô hình để vận dụng kiến thức – đã phát triển từ năm 1994 bởi Foxon.

5 giai đoạn của việc học và vận dụng

 

Hình ảnh trên mô tả 5 giai đoạn của việc học và vận dụng:

– Học có chủ đích và vận dụng kiến thức

– Sau đó bắt đầu vận dụng nó – bắt đầu áp dụng những mô hình và kỹ năng mới

– Rồi ứng dụng từng phần một – với niềm tin rằng mình sẽ làm được

– Duy trì có ý thức – bắt đầu từ một thói quen

– Cuối cùng, dùy trì một cách vô thức – bạn vẫn có thể làm mà không cần nghĩ

Mặc dù đây không phải là một mô hình mới, nhưng nó vẫn còn hữu ích trong việc tìm ra những cách thức để học và vận dụng – bởi vì chúng ta có thể khám phá ra những yếu tố nhằm tạo điều kiện cho các giai đoạn cụ thể của quả trình học và vận dụng. Hãy tập trung vào những kỹ thuật cho phép học và vận dụng. Chúng ta sẽ làm rõ những kỹ thuật này thông qua mô hình push và pull:

Push

Việc học và ứng dụng có thể kết hợp một số phương pháp để kích thích học viên để áp dụng vào việc học của họ:

– Yêu cầu họ đặt ra một mục tiêu, và sau đó theo dõi trong những khoảng thời gian cụ thể thông qua email để đảm bảo họ theo đuổi mục tiêu.

– Nhắc nhở học viên báo cáo những gì họ đang học trong suốt quá trình học và vận dụng.

– Cung cấp nội dung, yêu cầu như hỗ trợ sử dụng trong giảng dạy.

– Tham gia hỗ trợ họ trong khi họ cố gắng, thử những kỹ năng và hành xử mới.

– Cung cấp những cơ hội để họ học bằng việc giảng dạy – Đây là một cách lý tưởng để họ làm chủ một khái niệm hoặc kỹ năng.

Làm sao để kích thích cảm xúc và tăng cường động lực?

Pull

Các chương trình học có thể tác động đến động lực nội tại của học viên bằng cách trao cho họ quyền kiểm soát việc thiết lập mối quan hệ và những thử thách của họ với những người khác, và kể cả việc phát huy những cấp độ khác nhau lên mục tiêu của họ.

Với vai trò là người thiết kế, chúng tôi cần phải tự hỏi rằng, “Làm thế nào để khiến người học có nhu cầu cải thiện? Làm thế nào để người học muốn hành động, muốn sử dụng những kỹ năng mới hay nhận ra giá trị của những hành vi mới?”

– Tác động lên cảm xúc: Như đã đề cập trước đó, chúng ta có thể tác động lên cảm xúc của họ. Những câu chuyện từ những chuyên gia, các học viên và ông chủ của họ có thể châm ngòi cho kết nối này.

– Đề cao tinh thần tự chủ: trao cho họ quyền kiểm soát trong công việc của họ. Hãy để họ lựa chọn lĩnh vực họ muốn phát triển, và những thách thức họ muốn theo đuổi, cho phép họ thiết kế con đường học tập của riêng mình.

– Đề cao tinh thần đồng đội: thông qua những nhiệm vụ hay các cuộc thi đòi hỏi làm việc nhóm, học viên sẽ cảm thấy họ thuộc về một cộng đồng.

– Tăng cường tinh thần cạnh tranh: bằng cách tuyên dương những thành công và ghi nhận những thành quả tại những giai đoạn và mức độ khác nhau, học viên sẽ thấy được tiến trình của họ và mong muốn tiếp tục.

Đây chỉ là một vài cơ chế để tác động lên cảm xúc và kích thích học viên áp dụng và phát triển những kỹ năng mới và cư xử mới vào trong công việc. Bạn nhìn thấy những kỹ thuật nào trong công ty của bạn?


Biên dịch: Naphasy
Theo harvardbusiness

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan