Cải thiện cách lắng nghe

Năm nay tôi 47 tuổi và đang làm công việc quản lý tại một công ty khuôn mẫu. Về cách thức khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên cấp dưới tôi nghĩ là mình đã hiểu được nhưng tôi thực sự không có tự tin khi nghe người khác trình bày, đặc biệt từ cấp dưới. Từ trước đến giờ tôi vẫn chỉ lắng nghe theo cách của tôi và tôi cũng chưa từng để ý tới việc nên thay đổi cách làm cho tới hiện tại. Khi nghe cấp dưới tôi chỉ toàn thấy những lý do biện minh và rồi tôi lại quay về với bản tính cũ của một người quản lý, tôi bắt đầu đưa ra những lời thuyết giáo. Tôi luôn cảm thấy thiếu một điều gì đó, tôi thấy mình cần phải lắng nghe theo một cách khác nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm thế nào. Ông có thể cho tôi lời khuyên được không?

Điều cơ bản trong giao tiếp, “nói” là gì?

Trong những bài viết này chúng ta sẽ cùng ông Kazumaki Naoki chuyên gia tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp về cách xây dựng công xưởng và tạo dựng mối quan hệ giữa con người với con người trong doanh nghiệp chia sẻ về kỹ năng “nghe”.

Một trong những điều quan trọng khi lắng nghe câu chuyện của người khác đặc biệt là cấp dưới đó là phải mang lại được cảm giác an tâm cho người nói. Bởi cảm giác an tâm là một trong những yếu tố quan trọng để làm khơi dậy hành động của con người. Khi nói chuyện, người nói sẽ có được cảm giác an tâm khi người nghe nghe với tư thế khẳng định và đồng cảm. Mặc dù nghe ý kiến, ý tưởng của người khác nhưng để có thể là một người thực sự biết lắng nghe, chúng ta phải nghe câu chuyện trên lập trường của người muốn thực hiện ý tưởng này, có như vậy chúng ta mới có thể khiến người nói đưa ra được những nét đặc sắc trong ý tưởng. Việc phủ định nên nhường lại phía sau khi người nói đã hoàn thành câu chuyện.

Con người là động vật biết nói. Trong nhiều trường hợp giao tiếp được hình thành dựa trên những cuộc trò chuyện. Bởi vậy, sẽ nhiều người suy nghĩ rằng giao tiếp chính là trò chuyện. Tất nhiên, để truyền đạt suy nghĩ, cảm tình, thông tin của mình đến với đối phương một cách rõ ràng rành mạch “nói” là điều đương nhiên cần thiết.

Tuy nhiên, tôi suy nghĩ rằng “truyền đạt” và “nói” không phải là hai khái niệm tương đương nhau. Từ “nói” không tới ngay được ‘truyền đạt” mà phải thông qua việc “nghe”. Nếu có năng lực đánh giá, xác nhận chính xác cách truyền đạt của bản thân thì có thể giảm được những giao tiếp “không thông” giữa hai bên.

Nghe và lắng nghe

Tôi muốn phân biệt hai từ nghe và lắng nghe. Khi nghe những câu chuyện, những nội dung chung chung chúng ta sử dụng từ “nghe”, khi chúng ta nghe những bản nhạc giao hưởng, một ca khúc hay một bài nói chuyện có ý nghĩa chúng ta dùng từ “lắng nghe”. Lắng nghe là từ dùng để chỉ cách nghe đặc biệt có quan tâm và ý thức tới nội dung vấn đề mà mình nghe.

Khi chúng ta nghe một câu chuyện, trong vô thức chúng ta sử dụng giá trị quan của bản thân để làm màng lọc cho nội dung câu chuyện. Thông thường, chúng ta nghiêng nội dung sang những câu chuyện mà mình có hứng thú hơn là dành thời gian để nghe những điều mà đối phương muốn nói. Với cách làm này không ít những trường hợp khiến nội dung câu chuyện bị lái theo hướng khác hoặc bỏ mặc tâm trạng của người nói. Cách nghe như thế này không thể gọi là lắng nghe được, chúng ta chỉ có thể gọi là nghe mà thôi.

Nếu bạn được ai đó “nghe” câu chuyện của bạn theo cách này, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn có thể cảm nhận được sự tôn trọng từ phía người nghe hay không? Nếu nhận được những đánh giá mang tính khẳng định thì không chừng còn có thể chịu đựng được nhưng nếu bị phủ định thì sao? “Đúng vậy, đúng như anh đã phê bình, cảm ơn anh vì đã chỉ cho tôi”, bạn có thể suy nghĩ được như thế này hay không? Có thể là có nhưng sẽ có giới hạn và từ trong con người bạn chắc chắn sẽ có những phản kháng trước những phủ định từ bên ngoài về phát ngôn và suy nghĩ của bạn.

Nhiều trường hợp, phủ định sẽ đáp trả bằng những lời phủ định. Theo tâm lý con người, để có thể cảm nhận được những điều mình nói những suy nghĩ của mình được đón nhận theo hướng khẳng định thì cảm giác an tâm là điều không thể thiếu. Bởi vậy trong giao tiếp đừng vội phủ định vấn đề, hãy lắng nghe và tạo điều kiện cho người nói có cơ hội trình bày xong xuôi câu chuyện hay ý tưởng. Nếu có phủ định bạn có thể thực hiện sau đó cũng được, tôi cá là nội dung câu chuyện sẽ thú vị hơn nhiều so với việc bạn chen ngang câu chuyện bằng những lời phủ định mặc dù bạn vẫn chưa nghe xong toàn bộ câu chuyện.

Để có được những giao tiếp sâu hơn

Có một điều tôi muốn các bạn nên lưu tâm. Trước hết đó là hạn chế tối đa cách nghe nửa vời đối với câu chyện của đối phương, thứ hai lắng nghe như thế nào để có thể có ích cho đối phương. Nếu thực sự muốn vì đối phương, thay vì cố gắng truyền đạt điều này điều kia thì ta nên lắng nghe thật lòng câu chuyện của đối phương. Lắng nghe và cho đối phương biết được mình đã đón nhận được những điều gì là điều cũng hết sức quan trọng. Nhắc lại ý đã nghe được, đặt câu hỏi xác nhận… là cách làm phổ biến, nếu làm được điều này người nói cũng biết được họ đã truyền đạt được điều gì tới người nghe. Chỉ cần như vậy thôi là bạn đã giúp người nói có được cảm giác an tâm và tập trung cho những câu chuyện mà họ chuẩn bị triển khai phía trước.


Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn
Tham khảo: Giao tiếp trong công xưởng – Kazumaki Naoki


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan