Công nghệ in thạch bản

Công nghệ in thạch bản (Stereolithography- SL) là công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới được công nhận một cách rộng rãi, và đương nhiên, đây cũng là công nghệ đầu tiên được thương mại hóa.

SL là công nghệ dựa trên nền tảng laser làm việc với vật liệu nhựa lỏng quang hóa (photopolymer resin). Vật liệu này có khả năng tạo thành vật thể rắn khi tiếp xúc với laser, do đó có thể chế tác được các chi tiết với độ chi tiết rất cao. Mặc dù đây là công nghệ khá phức tạp, nhưng để giải thích một cách dễ hiểu, nhựa lỏng quang hóa sẽ được chứa trong một chiếc thùng có giá chuyển động ở bên trong (hình vẽ). Một tia laser được chiếu theo 2 trục X-Y trên bề mặt của vật liệu dựa theo dữ liệu 3D được cung cấp bởi máy tính (thường được lưu trữ dưới dạng file .stl). Tại những nơi laser tiếp xúc với bề mặt, vật liệu sẽ bị hóa rắn một cách chính xác. Khi một lớp (layer) được hoàn thiện, thì giá chuyển động bên trong sẽ thụt xuống một chút (chuyển động theo trục z) và lớp vật liệu tiếp theo sẽ lại được chiếu bằng laser. Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi toàn bộ vật thể được hình thành và giá chuyển động lại đẩy lên trên để người sử dụng có thể tách ra.

Dựa trên đặc tính tự nhiên của công nghệ này mà một số chi tiết khi gia công có thể sẽ cần có cấu trúc hỗ trợ, đặc biệt là với các chi tiết có nhiều phần nhô ra (overhang) hay cắt ngầm (undercut). Những cấu trúc hỗ trợ sau đó sẽ được xử lý loại bỏ bằng tay.

Nói về quá trình xử lý sau sản xuất, nhiều vật thể in 3D sử dụng phương pháp SL sẽ cần phải được làm sạch và tái xử lý. Việc tái xử lý ở đây là đặt chi tiết trong ánh sáng có cường độ cao (bằng các máy có kích thước lớn giống như lò vi sóng) để làm cho cấu trúc nhựa đạt độ cứng toàn diện.

Công nghệ in thạch bản chính là một trong những công nghệ in 3D có độ chính xác cao nhất và bề mặt tạo thành có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế, như việc đòi hỏi phải có xử lý sau khi hoàn thiện và vấn đề về độ ổn định của vật liệu. Vì được làm từ vật liệu nhựa lỏng quang hóa nên sản phẩm in 3D của công nghệ này có thể bị giòn, dễ vỡ theo thời gian.

Bạn đọc quan tâm có thể xem chi tiết cách thức công nghệ này hoạt động và cách thức xử lý sau gia công trong clip dưới đây:


Biên dịch: Trungmaster,
theo THE FREE BEGINNER`S GUIDE TO 3D PRINTING, 3dprintingindustry


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Công nghệ in thạch bản”

  1. […] là tạo mô hình bằng cách kéo dần vật liệu vào trong thùng nhựa (giống với công nghệ in thạch bản), như vậy lớp vật thể mới sẽ được tạo ra từ trên bề mặt của lớp […]

Comments are closed.