Ba bước để xây dựng mối quan hệ thực sự cần thiết

Nếu chỉ có mối quan hệ rộng rãi thì chưa thể nói nó là tốt. Việc mình muốn làm đương nhiên phải tập hợp người phù hợp để nhận sự hỗ trợ. Vậy thì, muốn liên kết được nhóm “Anh em chí cốt” thì tất yếu phải cần những gì? Sau đây chúng ta hãy cùng trò chuyện với anh Nakayama Makoto chuyên gia tư vấn về tiện ích doanh nghiệp về vấn đề vừa nêu trên.

1. Từ bỏ suy nghĩ “Số lượng là tất cả” 

Có khi nào bạn đến một buổi giao lưu khác ngành nghề mà không có một mục đích rõ ràng, cốt chạy vòng quanh và trao thật nhiều danh thiếp nhưng sau đó thậm chí khuôn mặt bạn còn chẳng nhớ ra? Cách tiếp cận mối quan hệ như thế này, nói thật nhé, chẳng có ý nghĩa gì đâu. Nếu chẳng may điều tôi viết ở trên mà trúng tim bạn thì tôi khuyên thật, bạn hãy từ bỏ suy nghĩ chạy theo số lượng đi nhé.

 2. Nhận ra chỗ khiếm khuyết của bản thân

Mối quan hệ tồn tại là để bổ sung, hỗ trợ những thiếu sót của nhau. Bởi vậy, đế có được những mối quan hệ cần thiết, trước hết, bạn phải biết được mặt mạnh, mặt yếu của chính mình. Dựa trên những đặc điểm của năng lực bản thân, bạn nên đến những nơi có thể gặp mặt những người mang năng lực mà bạn còn hạn chế.

 3. Khéo léo tận dụng nơi gặp gỡ

Để tăng khả năng gặp được người cần thiết thì nhất định bạn phải làm một cách thật công phu. Ví dụ, khi tham gia vào các buổi giao lưu, tôi mạnh dạn mượn micro của người chủ tọa và nói một cách ngắn gọn “Tôi đang cần người như thế X này!” để khơi nguồn cho những cuộc gặp mới.

 4. Khả năng : “Kể về bản thân chỉ với 30 giây”

Truyền tải được những điểm mạnh của bản thân là điều vô cùng quan trọng. Tôi luôn xem trọng khả năng “tự giới thiệu bản thân trong 30 giây”. ‘Khi trao đổi danh thiếp, tôi nói về điểm mạnh của bản thân trong 30 giây. Cứ 5 người tôi gặp thì sau đó có một người muốn tìm hiểu và nghe tôi nói chuyện chi tiết hơn.

Những mối quan hệ bạn đang nắm giữ mà khi bạn gặp khó khăn bạn chẳng nhờ cậy được gì thì đó là mối quan hệ gì vậy?

Đó là câu mở đầu không mấy dễ chịu trong câu chuyện với anh Yamanaka Makoto, người có liên quan tới nhiều buổi hội thảo về chủ đề xây dựng mối quan hệ.

Bạn có bao giờ tham gia buồi giao lưu đa ngành, và cố sức trao đổi danh thiếp cho được thật nhiều và tự hào rằng “hôm nay tôi đã trao đổi được cả 100 chiếc danh thiếp rồi đó” hay không? Tôi cá rằng, ngay cả khi bạn thực sự trong hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ thì những người mà bạn đã trao đổi danh thiếp sẽ chẳng đứng dậy và hành động ngay vì bạn đâu. Thực ra, vốn dĩ chính bản thân bạn có nhìn danh thiếp của họ thì chắc chắn cũng không thể nhớ ra ngay lập tức họ là người như thế nào, mạnh về lĩnh vực gì. Vậy nên việc cầu cứu những người như thế này đã là một giả thiết phi lý rồi.

 5. Bài giới thiệu ngắn trong 30 giây hoặc 1 phút

Kết nối với những người khác để nhận hỗ trợ và bù đắp nhược điểm của bản thân. Đó chính là cách nghĩ của anh Nakayama về “mối quan hệ”. Hãy kết thúc những suy nghĩ chạy theo số lượng và hãy tìm kiếm cho mình những mối quan hệ thực sự có thể bổ trợ hoặc cộng hưởng cùng bản thân mình.

Anh Nakayama chỉ ra rằng: “để có thể gặp được mối quan hệ thực sự cần thiết trước hết việc hiểu rõ ưu nhược điểm của bản thân là điều vô cùng quan trọng”. Dựa trên cơ sở đó mới bắt tay vào tìm kiếm người có thể bù đắp khuyết điểm của bạn. Những buổi giao lưu đa ngành đa nghề mà bạn vẫn thường tham gia có thể vẫn phát huy được hiệu quả nếu bạn hiểu được cái bạn cần và cái bạn thiếu.

Đương nhiên việc tham gia giao lưu tốn thời gian và kinh phí, để có thể tăng hiệu quả của cuộc gặp gỡ cho những mối quan hệ tốt, bạn cũng cần phải đầu tư đấy. Anh Nakayama khuyến khích sử dụng “bài giới thiệu một phút”.

Ngay khi buổi giao lưu vừa mới bắt đầu, bạn nên nhanh chóng mượn micro của chủ tọa và lịch sự xin phép: “Có thể cho tôi hỏi chuyện một số vị khách đang có mặt ở đây được không? Chỉ trong vòng 1 phút thôi!”. Và nói thật súc tích, bản thân là người ABC,  mong có cơ hội được gặp gỡ với những vị khách XYZ?  Làm được đến đây thì nhất định sẽ có vài vị khách đến để gặp mặt bạn.

Người MC có nghĩa vụ tạo thuận lợi cho khách mời trong buổi giao lưu, vậy nên sự ngại ngùng là không cần thiết. So sánh với việc mang danh thiếp, chạy lòng vòng để trao đổi thì cách này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều đấy.

Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp cận đối phương mà không mang lại những lợi điểm cho họ thì cũng không được. Anh Nakayama nhấn mạnh: “hãy luyện tập giới thiệu bản thân chỉ trong vòng 30 giây”.

Trao đổi danh thiếp là lúc bạn không có thời gian cho những câu chuyện dài. Nói một cách ngắn gọn, tạo ấn tượng ban đầu đối với đối phương có thể xem là một cách làm hiệu quả trong việc gây dựng mối quan hệ sau này.


Biên dịch: Trần Xuân Quyết – Đại học kỹ thuật Nagaoka

Theo Nikkei Associess


 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan