10 bài diễn thuyết hay tại hội nghị TEDGlobal 2014 (phần 1/2)

Hội nghị TEDGlobal 2014 đã diễn ra tại Rio de Janeiro  với vô vàn ý tưởng vượt qua rào cản biên giới. Nếu bạn không có điều kiện bay đến Nam Mỹ để tham dự hội nghị này thì hãy theo dõi bài tổng hợp sau đây, những bài diễn thuyết hàng đầu tại TED trong năm nay chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho bạn.

Bill và Melinda Gates: Tại sao cho đi chính là món quà lớn nhất chúng tôi nhận được?

Vào năm 1993, Bill và Melinda Gates đã có một chuyến đi đến Châu Phi, điều đó đã hoàn toàn thay đổi giá trị quan của họ về những thứ được coi là đáng giá. Cảnh nghèo khổ cùng cực mà họ chứng kiến khiến hai người quyết định bắt đầu một sứ mệnh cống hiến đến 95% số tài sản.

Trong bài TED này, hai nhà mạnh thường quân này đã nói chuyện với Chris Anderson về cách thức kết hôn tình yêu big data của Bill và trực cảm tầm cỡ quốc tế của Melida để cứu giúp hàng triệu trẻ em khắp thế giới khỏi đói nghèo, bệnh tật. Bill Gates, người luôn có những tham vọng lớn lao, đang cố gắng thuyết phục những nhà kinh doanh giàu có đóng góp từ thiện. Gần đây, nhà tỷ phú Warren Bufett đã đóng góp 80% khối tài sản của bản thân cho quỹ Gate Foundation.

Melida Gates cho biết: “Đó là những người tự lập nên đế chế kinh doanh của bản thân, đem tài năng phát triển thành công ý tưởng kinh doanh. Nếu họ sử dụng bộ não ấy để làm từ thiện, họ sẽ làm thay đổi cả thế giới.

Sarah Lewis: Trân trọng những người “gần như thắng cuộc”

Sử dụng những ví dụ không may về hoạ sĩ, người bắn cung và nhà thàm hiểm vùng cực như một hình ảnh ẩn dụ, Sarah Lewis, một nhà lịch sử nghệ thuật, đã cố gắng nâng tầm hình ảnh “suýt nữa thì thắng”: tuy chệch khỏi đích nhưng không bao giờ rời tầm nhìn khỏi mục tiêu.

“Đẳng cấp nằm ở sự vươn tới, không phải nằm ờ đích đến. Nó nằm ở nỗ lực luôn muốn thu ngắn khoảng cách vị trí hiện tại và vị trí bản thân mong muốn”, cô Lewis nói.

Lý thuyết về “suýt thắng” mà cô Lewis đề cập đến chính là động lực thúc đẩy của những bộ óc hàng đầu về văn hoá nghệ thuật, từ Michelangelo cho đến Franz Kafka. Khi suýt nữa thành công, điều đó sẽ giúp bạn có sự tập trung và kiên trì cần thiết để thử thêm lần nữa. Theo Lewis, chỉ khi nào chúng ta rãnh rẽ kiểm soát được những trải nghiệm “suýt thắng” thì mới có thể làm chủ được một con đường thoả mãn bản thân hơn.

Edward Snowden: Đây là cách chúng ta sẽ lấy lại Internet

Anh chàng nổi danh đình đám Edward Snowden đã có một buổi xuất hiện hiếm hoi thông qua robot điện đàm tại hội nghị TED năm nay. Snowden đã nói chuyện tự do về quyền lợi có được bảo mật dữ liệu của công dân và cách thức các công ty Internet bị ép buộc thu thập dữ liệu dưới danh nghĩa của Cục An Ninh Quốc Gia(National Security Agency).

“Tuy rằng cũng có một số công ty chống lại điều này, một số thậm chí còn khiêu chiến ra tận toà án—tôi tin rằng Yahoo nằm trong số này— nhưng tất cả đều thua cuộc, vì ngay từ đầu chằng có vụ xử án mở nào được phép diễn ra” , Snowden cho biết, “ họ đều cố gắng giải quyết bằng toà xử án bí mật”.

Snowden còn giảng giải cụ thể về một số chiến lược cũng như chương trình của NSA, thậm chí còn có cả những thứ bí mật với cả quốc hội. Hơn nữa, anh cũng phản biện lại lập luận ủng hộ vấn đề giám sát cho rằng:”Nếu bạn không làm sai thì chẳng có gì phải lo”, vì có một số quyền cơ bản không thể từ bỏ.

“ Chúng ta có quyền được riêng tư… bởi vì chúng ta hiểu được rằng giao phó cho bất cứ ai, bất cứ chính phủ nào với quyền tự do nghe lén các cuộc đối thoại mà không có giám sát là vô cùng nguy hiểm”.

David Brooks: Bạn có nên sống chỉ vì bản Résumé (sơ yếu lý lịch)?

Khi đề cập đến mối mâu thuẫn muôn thuở giữa thành tựu bề ngoài và cảm giác thoả mãn bên trong, David Brooks, một tác giả viết sách kiêm nhà báo tờ New York Times, lập luận rằng chúng ta nên cố gắng sống làm sao để có một bài điếu văn hay hơn chứ không nên vì một bản lý lịch đẹp hơn

” Logic của thế giới bên ngoài cũng giống như logic kinh tế: input dẫn đến output, mạo hiểm dẫn đến phần thưởng. Thế nhưng logic của thế giới nội tâm bản chất của con người lại thuộc về phạm trù đạo đức, nên thường là logic ngược. Bạn phải cho đi nếu muốn nhận lại.”

Xã hội sẽ tưởng thưởng cho những bản sơ yếu lý lịch đẹp, nhưng thực tế không thể nào dựa vào đó để đánh giá giá trị đời sống của một con người vào lúc sau cùng. Phải có lý do của nó nên người ta mới không đọc bản sơ yếu lý lịch lúc đám tang.

 


Nguồn: Inc
Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan