Triết học Adler: Cha mẹ cũng phải biết cảm ơn con cái

Triết học  không phải là một thứ gì đó xa xỉ, nó đơn thuần là cách ai đó lựa chọn làm triết lý sống cho bản thân mình. Bởi vậy đối với triết học, chúng ta miễn bàn tới việc cái nào đúng, cái nào không đúng mà chúng ta chỉ nói về có sự tương hợp hay không mà thôi. Tuần này VietFuji giới thiệu với các bạn một trong những cách suy nghĩ cả Adler: Cha mẹ cũng phải biết cảm ơn con cái, cấp trên cũng phải biết cảm ơn cấp dưới.

Triết học Adler được ra đời và phát triển ở Mỹ, triết học đi sâu vào mối quan hệ giữa con người và con người. Một trong những điều triết học Adler nêu lên đó là nỗi phiền não của con người toàn bộ có nguồn gốc từ mối quan hệ giữa người với người, triết học cũng đề xuất rằng, đối với bất kỳ ai chúng ta cũng nên xây dựng mối quan hệ đối đẳng, tức mối quan hệ hàng ngang thay vì hàng dọc. Kể cả quan hệ cha con, quan hệ cấp trên cấp dưới cũng nên là mối quan hệ theo chiều ngang.

Ví dụ nhé, ví dụ bạn là một trong hai người lớn đang đứng nói chuyện với nhau, đứa trẻ ngoan ngoãn đứng đợi. Lúc đó bạn sẽ nói gì với đứa bé? “Ôi con ai mà ngoan thế nhỉ”, bạn sẽ khen đứa bé đúng không? Khen là bằng chứng của việc người lớn cho rằng đứa trẻ ở vị trí thấp hơn mình. Khen là hành vi của người có năng lực cao hơn đánh giá người có năng lực thấp hơn.

Mối quan hệ như thế này ta gọi là quan hệ hàng dọc, người trên có mong muốn chi phối người dưới, còn người dưới ỷ lại vào người trên, và tất nhiên nếu người trên không khen, không thừa nhận thì không chịu yên lòng. Theo Adler, ông cho rằng, trong mối quan hệ con người với con người, về tổng thể không nên khen cũng không nên chê. Vậy phải làm thế nào?

Ví dụ trên, khi đứa trẻ đứng đợi, người lớn có thể nói “cảm ơn con đã đợi nhé”, không phải là một lời khen mà là lời cảm ơn đứa bé, vì đứa bé đã dành thời gian để đợi mình. Mối quan hệ cảm ơn sự cống hiến lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau ta gọi là mối quan hệ ngang.

Trong công ty cũng hoàn toàn tương tự, không khen cũng không chê. Cấp trên nếu sử dụng những ngôn từ mang tính phủ định, sẽ làm cho nhân viên đặc biệt những người kém tự tin sẽ mất đi niềm tin vào bản thân mình và họ sẽ nghĩ bản thân mình không có ích cho hoạt động của công ty, sợ thất bại khi bắt tay vào làm bất kể việc gì và thường sẽ e ngại trước bất kể công việc gì. Mải lo sợ vẻ mặt của cấp trên mà trở nên ngoan ngoãn, nhưng đồng thời cũng đánh mất dần khả năng đưa ra những sáng kiến mang tính mới mẻ, độc đáo.

Adler cũng khẳng định rằng, khi con người cảm nhận được bản thân mình có đóng góp cho tập thể, họ sẽ nghĩ mình là người có ích, từ đó mà có dũng khí để tiến những bước tiếp theo. Thay đổi cách nói một chút, có thể suy nghĩ tập thể là công ty, dũng khí là dũng khí và sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết rất nhều vấn đề. Cấp trên muốn tạo ra được dũng khí của cấp dưới, việc hỗ trợ từ phía cấp trên là điều cần thiết. Và để cấp dưới cảm nhận được rằng mình có ích cho cấp trên, mình có ích cho công ty, cấp trên có thể dành những lời nói bày tỏ sự biết ơn như “cảm ơn, nhờ cậu mà tôi đã giải quyết được công việc”.

Bây giờ ta suy nghĩ trường hợp này xem thế nào nhé. Bản thân mình chủ động xây dựng mối quan hệ đối đẳng, nhưng đối phương lại không nghĩ thế, vậy phải làm sao? Adler nói rằng, phải thay đổi chính là bản thân mình, còn nghĩ như thế nào đó là phần việc của đối phương. Đối phương suy nghĩ như thế nào không có liên quan gì cả, chỉ cần mình hướng tới việc xây dựng mối quan hệ ngang là được. Cũng không cần phải đếm cua trong hang, nhìn mặt đoán xem họ nghĩ gì, nói những điều đáng phải nói là được rồi.


Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn
Tham khảo: Nikkei Top Leader


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan