Hoạt động quản lý kinh doanh

Hoạt động quản lý kinh doanh được hình thành từ các hoạt đông quản lý phương châm (cải cách và kaizen (cải thiện) lớn) và hoạt động quản lý thường nhật(duy trì và kaizen nhỏ). Khi hoạt động kinh doanh được thực thi một cách thích hợp thì doanh nghiệp có thể duy trì ổn định được lợi ích, mang lại tiền lương và nơi làm việc cho mọi người, tạo ra sản phẩm tới người tiêu dùng, đóng góp thuế cho các đoàn thể, khu vực và nhà nước…Vậy thực chất hoạt động quản lý kinh doanh bao được xây dựng qua những bước nào?

1. Vẽ nên ước mơ (tầm nhìn)

Trong hoạt động quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp, phương châm kinh doanh sẽ được xác lập từ lý niệm kinh doanh (cách suy nghĩ cơ bản để triển khai hoạt động kinh doanh) của chính doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tự vẽ cho minh một ước mơ (tầm nhìn doanh nghiệp) hướng tới tương lai. Cụ thể hơn nó sẽ bao gồm những mục tiêu lớn và đường lối để đạt được những mục tiêu này. Hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ bán gì, cung cấp dịch vụ vào, cống hiến cho xã hội ra sao, tất cả đều phải được làm sáng tỏ.

 2. Xây dựng tổ chức

Để đạt được mục tiêu đề ra và phát huy hiệu quả năng lực của các thành viên thì việc xác lập một bộ máy, tổ chức là rất quan trọng. Trong hoạt đông của doanh nghiệp, ngoài hoạt động của tổ chức chính thì còn nhiều hoạt động khác như hội nghị, nhóm dự án, câu lạc bộ QC cũng được triển khai song song. Và trong mỗi tổ chức như vậy, đặc biệt trong công xưởng chính là môi trường để sản sinh. nuôi dưỡng ra người lãnh đạo kế tiếp.

 3. Chuẩn bị điều kiện

Sau khi xây dựng xong tổ chức, việc chuẩn bị thêm những điều kiện khác là rất quan trong. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần một người lãnh đạo vừa có đủ “tâm” và “đức”. Ngoài ra, cần chuẩn bị một lượng tiền cần thiết cho những thời điểm cần thiết. Mọi dự án đều không thể thành công nếu không có đủ tiền và thật khó để phát triển bền vững khi phần móng không vững chắc.

 4. Quay vòng vòng tròn quản lý trong hoạt động quản lý phương châm và hoạt động quản lý thường nhật

Bước tiếp chính là quay vòng một cách chính xác vòng tròn quản lý trong hoạt động quản lý phương châm (cải cách, kaizen) và hoạt động quản lý thường nhật (Duy trì và kaizen nhỏ). Để làm được điều này cần thiết phải chia các hoạt động này thành nhiều giai đoạn, tầng lớp trước khi lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn đó. Nếu bạn trả lời được hết những câu hỏi Why, What, Who, Where, When, How, How much (5W2H) thì bạn có thể đưa đưa ra được bản kế hoạch khó rõ ràng và nó sẽ giúp giảm đáng kể thời gian kiểm tra và chỉnh sửa. Tuy được chia thành 2 đề mục rõ ràng những thực chất, trong hoạt động quản lý phương châm theo từng giai đoạn luôn có chứa hoạt động quản lý thường nhật. Chính vì thế 2 hoạt động này luôn được tiến hành song song hay tất cả cải cách hay kaizen lớn đều bắt nguồn từ những hoạt động duy trì hay kaizen nhỏ. Ngoài ra, cũng cần ý thức rằng mọi hoạt động quản lý đề đi liên với vấn đề lợi ích của doanh nghiệp. Nếu nó bị tách rời hay không mang lại những lợi ích về kinh tế thì những hoạt động này không nên được duy trì lâu dài.

 5. Động cơ làm việc

Thực ra không ít nhân viên trong doanh nghiệp nghĩ rằng những công việc về quản lý là công việc riêng của cấp trên, và họ không có nhiều trách nhiệm trong đó. Chính vì vây, việc tạo được một tập thể bên vững, cùng với ý thức rõ ràng của từng cá nhân trong doanh nghiệp là trọng trách nặng nề của người quản lý. Với hầu hết các doanh nghiệp, họ không thể thành công khi chỉ biết tuyển dụng và đào tạo thật nhiều nhân viên ưu tú, mà không chỉ cho họ thấy động cơ để làm việc và cống hiến.


Thực hiện: Bùi Linh
Theo bài giảng quản lý chất lượng của giáo sư Ken Nishina


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Hoạt động quản lý kinh doanh”

  1. […] it // Trong bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về các bước xây dựng hoạt động quản lý kinh doanh […]

Comments are closed.