Big Data nâng cao sức mạnh công xưởng

Ngày 5 tháng 3 vừa qua Nikkei Monozukuri đã tiến hành buổi hội thảo khoa học kỹ thuật với tựa đề “Công xưởng tương lai và Internet” tại Tokyo, thu hút hơn 400 người thuộc các lĩnh vực sản xuất trong nước Nhật tham gia. Không chỉ những tầng lớp kinh doanh mà ngay chính những người thuần kỹ thuật, những người được mệnh danh là “nghệ nhân” trong lĩnh vực sản xuất đã đưa ra những ý kiến về tầm quan trọng của Internet trong hoạt động doanh nghiệp và kế thừa kỹ thuật cho những thế hệ sau này. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về những ứng dụng của Internet, Big data vào trong hoạt động sản xuất.

1. Thông tin cần thiết được gửi tới những người cần gửi

Buổi hội thảo có sự tham gia của giám đốc công ty General Electric (GE) với bài nói chuyện mang tựa đề “Industrial Internet’, giám đốc công ty GE Intelligent Platforms với bài nói chuyện mang tựa đề “Globel Market Development Manager”.

Trong bài nói chuyện của giám đốc GE, ông đã giới thiệu về công xưởng thời Internet, mỗi thiết bị và máy móc trong công xưởng được gắn các thiết bị cảm ứng và các thiết bị phục vụ cho việc liên lạc giống như con người vẫn sử dụng những chiếc điện thoại thông minh để liên lạc với nhau. Khi đó, những thiết bị sẽ thu thập được một lượng dữ liệu (data) lớn, thông qua hệ thống xử lý những thông tin này sẽ được phân phối sao cho những thông tin cần thiết được gửi tới những người cần gửi vào những khoảng thời gian thích hợp. Bằng cách làm như thế này, hiệu suất liên lạc được nâng cao, cải thiện năng suất lao động, cắt giảm được năng lượng và tất nhiên giá thành cũng sẽ được hạ xuống.

Thời kỳ máy móc được trang bị thiết bị kết nối mạng, thiết bị cảm ứng không còn gì là xa lạ với nhiều công xưởng của Mỹ, Nhật và Đức và Big data được kỳ vọng sẽ mở rộng hơn nữa trong tương lai không xa. Nhờ các thiết bị di động thông minh mà giờ đây thông tin cũng có thể dễ dàng được chuyển tới bất kì ai ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì bản thân data vẫn chưa thực sự có giá trị. Cách suy nghĩ của Industrial Internet đó là “Chọn ra được những thông tin thực sự cần thiết từ một lượng lớn thông tin, tạo lập hệ thống sao cho thông tin ấy có thể chuyển tới những người cần nó vào những thời điểm cần thiết”.

Nếu hệ thống của Industrial Internet được hoàn chỉnh, ví dụ khi có sự cố gì xảy ra với thiết bị, máy móc thì hệ thống sẽ dựa trên những thông tin thu nhận được và lựa chọn phương án giải quyết tình huống, đồng thời sẽ gửi những thông tin này tới người phụ trách ở gần máy nhất

2. Máy móc, thiết bị tự liên kết theo một trình tự thống nhất

Không chỉ ở Nhật mà hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới, phương thức sản xuất Toyota đã được ứng dụng rộng rãi. Chúng ta cũng đang dần được làm quen với khái niệm phương thức sản xuất Kamban. Nhìn từ góc độ liên kết giữa các công đoạn, phương thức sản xuất Kamban chính là hình thức các công đoạn trong quá trình sản xuất liên kết trao đổi thông tin với nhau, phân bố sản xuất ở từng khâu để cắt bỏ tối đa thời gian chờ đợi giữa các khâu và sản xuất dư thừa. Project “Industrie 4.0” do công ty Siemens của Đức thực hiện đã được giới thiệu trong buổi hội thảo.

Công xưởng được xây dựng trong Project là hình ảnh công xưởng của năm 2030, thông qua hệ thống network được thiết lập tại nơi làm việc của các bộ phận như bộ phận nghiên cứu phát triển, bô phận kỹ thuật sản xuất, bộ phận dịch vụ hỗ trợ sản xuất được kết nối với nhau, kế hoạch sản xuất sẽ được quyết định dựa trên những thông tin mới nhất. Trong dây chuyền sản xuất người công nhân và máy móc có sự trao đổi thông tin, chỉ thị tại những thời gian THỰC để quyết định phương pháp sản xuất tối ưu.

Phương thức sản xuất hiện tại là tiến hành theo những bản kế hoạch sản xuất đã được vạch ra một cách chi tiết trước đó. Industrie 4.0 có sự linh động hơn, tùy cơ ứng biến với những thay đổi mới nhất, dựa trên đó có những điều chỉnh bản kế hoạch phù hợp và bắt tay ngay vào quá trình sản xuất. Với hệ thống sản xuất này, người dùng sẽ chỉ cần cung cấp những chỉ thị đại thể, còn những việc chi tiết hơn sẽ được hệ thống máy tính xử lý thông qua mạng liên kết theo một trình tự thống nhất giữa các thiết bị trong công xưởng.

Industrie 4.0
Industrie 4.0 (nguồn etz.de)

Có hãng sản xuất đồ uống tại Mỹ bắt đầu cung cấp dịch vụ sản xuất vỏ lon theo yêu cầu khách hàng, ví dụ công ty cung cấp những lon đồ uống có dán nhãn mang hình của khách hàng phục vụ cho bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới. Industrie 4.0 sẽ giúp những công xưởng như thế này vận hành dễ dàng hơn. Khách hàng chỉ cần gửi ảnh qua internet, máy móc và hệ thống sẽ tự liên hệ với nhau, xây dựng kế hoạch sản xuất, in nhãn, sản xuất, dán nhãn lên vỏ lon…

Để xây dựng được hệ thống như ở trên, Industrie 4.0 cần có hệ thống xử lý xây dựng được mô hình sản xuất giả tưởng. Phải có thông tin về mô hình sản xuất giả tưởng thì hệ thống mới có thể lựa chọn phương án sản xuất tối ưu dựa trên những thông tin tại thời gian thực, và thông qua hệ thống điều khiển hệ thống sẽ đưa lệnh sản xuất vào trong công xưởng.

3. Nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại

Chìa khóa để thực hiện Industrial Internet và Industrie 4.0 nằm trong từ khóa Big Data. Hai vấn đề lớn vẫn chưa được giải quyết đó là lỗi mạng, an ninh mạng, ngoài ra còn có vấn đề vật lý về thống nhất hệ thống liên kết mạng giữa các thiết bị. Vẫn còn đó những vấn đề lớn nhưng hệ thống sản xuất này có thể giúp nhà sản xuất sản xuất được những sản phẩm tốt trong thời gian ngắn, hạn chế được những nguy hiểm đối với người lao động, giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc nên có thể trong thời gian không xa chúng ta sẽ có cơ hội được quan sát những công xưởng internet tại những nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật.


Tham khảo Nikkei Monozukuri tháng 4/2014
Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn


 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Big Data nâng cao sức mạnh công xưởng”

  1. trungmaster5

    @Gửi bạn VUSON:
    Đây là một số tài liệu tôi được người bạn hiện đang nghiên cứu liên quan đến Big-Data cung cấp. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
    Big data là dang như kết hợp giữa thống kê + programming+ machine learning để phân tích các package đata dữ liệu lớn. Vì vậy ta sẽ sử dụng Python (một ngôn ngữ lập trình) + các library liên quan để xử lý dữ liệu.

    1. Roadmap- các kỹ năng và vấn đề cần biết :
    https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t34.0-12/10656143_10202829536921411_866082212_n.jpg?oh=4954794b9aa65846846228fbf5ea3dc9&oe=540FF206&__gda__=1410273074_e0559176769a303fc6d84a55ad01dc88

    2. Kỹ năng khai thác dữ liệu dành cho người mới bắt đầu: http://guidetodatamining.com/

    3. Sau đó là qua Big-Data: http://www.quora.com/What-books-do-you-recommend-to-get-introduced-in-the-data-mining-world

  2. vuson

    Các anh chị có địa chỉ tài liệu hoặc nguồn tài liệu để nghiên cứu Big-data không ạ, em muốn tìm hiểu về vấn đề này nhưng không biết khái niệm cơ bản và phải bắt đầu từ đâu

Comments are closed.