Robot phẫu thuật qua đường miệng

Lần cuối chúng tôi (Gizmag) nghe về loại robot dạng module hình rắn được thiết kế bởi Howie Choset – Giáo Sư ngành Robot học tại Đại Học Carnegie Mellon, thì nó vẫn được sử dụng để do thám trong các nhà máy điện nguyên tử bị bỏ hoang. Tuy nhiên, hiện nay thì một dòng robot mới (dựa trên nền tảng đó) đã được phát triển để do thám trong một không gian có phần hạn chế hơn – đó là cơ thể con người.

Robot này được gọi là Flex System, một phiên bản dành cho phẫu thuật của robot rắn phát triển bởi Choset và hai đồng sự tại Medrobotics Corp, một công ty riêng của Đại Học Carnegie Mellon.

Cũng như bản gốc, cơ thể uốn lượn của robot này được cấu tạo từ các phân đoạn riêng biệt, kết nối với nhau. Mỗi phân đoạn được thiết kế để di chuyển đúng theo đường đi của phân đoạn trước nó. Tại đầu của robot nội soi này có một camera tiêu chuẩn HD, đèn LED, và các cổng gắn để trang bị các thiết bị phẫu thuật khác nhằm tóm giữ, cắt các mô nếu cần thiết (hình dưới). Cử động của robot được điều khiển bằng tay thông qua một tay cầm (joystick) bên ngoài với thông tin thực được cung cấp từ camera.

medrobotics
Hình ảnh thực tế của robot dạng rắn Flex System
(nguồn: Carnegie Mellon University)

 

Mặc dù thời gian đầu, robot được phát triển để tiến hành phẫu thuật tim, nhưng hiện nay nó lại được quảng cáo sử dụng trong phẫu thuật đầu và cổ. Robot sẽ thâm nhập vào người bệnh nhân thông qua đường miệng, cho phép các bác sĩ phẫu thuật có thể “tiếp cận và hình dung các đối tượng phẫu thuật ở vị trí khó tiếp cận,” mà không cần cắt, mổ thêm ở vị trí nào khác. Cũng tương tự với các phương pháp phẫu thuật xâm phạm tối thiểu (minimally-invasive surgery) khác, việc không cần cắt mổ thêm đồng nghĩa với thời gian hồi phục của bệnh nhân cũng như khả năng bị nhiễm trùng giảm đi.

Buổi ra mắt phiên bản thương mại với số lượng có hạn của Flex System đã bắt đầu được tổ chức ở một số thị trường Châu Âu.


Người dịch: Trungmaster, theo Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan