Toyota (phần 1): Thức tỉnh sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ

Loạt chuyên đề lần này VietFuji sẽ giới thiệu với các bạn về nguồn gốc của phương thức sản xuất Toyota, phương thức sản xuất được xem là ưu việt có thể vượt qua những thời kỳ khủng hoảng. Hôm nay chúng ta cùng trở về với thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ những năm 70, và tìm hiểu xem người Nhật và Toyota xử lý như thế nào trong thời kỳ kinh tế khó khăn như thế này nhé.

Sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào mùa thu năm 1973, phương thức sản xuất Toyota đã nhận được nhiều sự quan tâm trong xã hội. Dù gì đi nữa, cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng to lớn đến chính phủ, xí nghiệp và cả sinh hoạt đời thường của cá nhân. Tăng trưởng kinh tế Nhật năm tiếp theo đó rớt về con số 0, toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất rơi vào hố sâu khủng hoảng.

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, lúc này trong khi rất nhiều công ty rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn thì Toyota tuy có những thiệt hại nhất định nhưng vẫn thành công trong việc giữ vững lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các công ty khác. Kể từ đây, Toyota đã được các giới trong xã hội chú ý đến như là một xí nghiệp sản xuất có phương thức sản xuất có thể chống chọi mạnh mẽ với các cuộc khủng hoảng.

Ngay từ trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ rất lâu, tôi đã muốn giới thiệu với những người tôi gặp về phương thức sản xuất Toyota, và kỹ thuật chế tạo đặc trưng Toyota nhưng đáng tiếc là không nhận được nhiều sự quan tâm. Sau khủng hoảng dầu mỏ, 50, 51, 52 năm trôi qua, lợi nhuận của công ty Toyota ngày càng trở nên lớn cách biệt so với các công ty khác, và kể từ đó, phương thức sản xuất Toyota mới bắt đầu được chú ý tới.

Slide1
Toyota vẫn tăng trưởng mạnh ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ 1973 (nguồn Toyota Co.)

Trong thời kỳ Nhật Bản liên tục tăng trưởng kinh tế kể từ năm 1973, các xí nghiệp thường hài lòng với các phương thức sản xuất kiểu Mỹ. Tuy nhiên, sau khi tăng trưởng dừng và bước vào giai đoạn tốc độ tăng trưởng giảm đi, thì phương thức lập kế hoạch lượng cần sản xuất kiểu Mỹ trở nên không phổ biến nữa.

Công nghiệp Nhật Bản luôn mô phỏng theo kiểu Mỹ từ trang thiết bị cho đến kiểu dáng công trường. Cũng có lúc nhờ vào phương thức kế hoạch lượng sản xuất mà tốc độ tăng trưởng đạt đến hai chữ số. Thế nhưng khi tăng trưởng kinh tế dừng lại, lượng sản xuất giảm xuống thì phương thức sản xuất số lượng lớn như từ trước tới giờ đã không còn phù hợp nữa.

Sau chiến tranh, vào những năm 1950, 1951, chúng tôi cũng không thể tượng tượng ra rằng cho đến hiện tại số lượng xe hơi có thể nhiều đến như vậy. Trước đó rất lâu, tại Mỹ, chủng loại xe tuy ít nhưng phương pháp sản xuất lượng lớn để giảm giá thành đã bắt đầu được phát triển. Nhưng chuyện đó chỉ phù hợp ở Mỹ, không phải Nhật Bản. Vấn đề chúng tôi đặt ra là làm sao phát triển phương pháp giảm giá thành bằng cách sản xuất nhiều chủng loại, với số lượng ít. Tuy nhiên trong những năm 1959, 1960, và 15 năm sau đó, Nhật Bản đang trong quá trình tăng trưởng kinh tế, nếu bắt chước theo phương thức của Mỹ thì cũng mang lại nhiều hiệu quả trong việc sản xuất với số lượng lớn.

Nhưng kể từ năm 1950, 1951, chúng tôi đã bắt đầu nhận thấy sự nguy hiểm khi chỉ đơn thuần bắt chước phương thức lượng sản kiểu Mỹ. Sản xuất nhiều chủng loại lượng ít mà vẫn đảm bảo giá thành, chẳng phải chỉ có người Nhật mới có thể phát triển ra phương thức này hay sao? Thậm chí chúng tôi còn tin rằng phương thức dành cho người Nhật này còn ưu việt hơn cả cái gọi là phương thức sản xuất số lượng lớn.

Phương thức sản xuất Toyota chính là phương pháp sản xuất nhiều chủng loại với số lượng ít mà vẫn đảm bảo giá thành rẻ. Hơn thế nữa, còn có thể nói là chủng loại nhiều, số lượng lớn cũng không có gì sai. Nói tóm lại, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ, xung quanh vấn đề làm sao để hạ giá thành sản phẩm, phương thức sản xuất Toyota bắt đầu được xã hội chú ý đến.

Kỳ sau: Tăng trưởng chậm, Nhật thực sự khủng hoảng


Theo cuốn sách トヨタ生産方式  大野耐一

Dịch bởi: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Toyota (phần 1): Thức tỉnh sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ”

  1. […] nối phần trước, trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh kinh tế chính trị trong thời […]

Comments are closed.