Quy trình sản xuất của công ty 1 thành viên (phần 2)

“Vốn” – Cần thiết để tạo ra sản phẩm

Nào! Đến đây chúng ta đã bỏ qua một vấn đề. Đó là vốn.

4566
Ảnh minh họa (Nguồn tin60s.vn)

Để tạo ra sản phẩm thì cần phải có vốn. Nếu không tập hợp được vốn thì rất khó để sản xuất hàng loạt. Hơn nữa, ngoài trường hợp vốn tự có, chúng ta có thể được cung cấp vốn thông qua 4 hình thức: khoản cho vay – từ các cơ quan tín dụng, khoản trợ cấp – từ việc sử dụng các chế độ của chính quyền hành chính địa phương, phát hành cổ phần mới – là tiền tập trung của các nhà đầu tư từ việc phát hành cổ phần mới, phát hành trái phiếu – chính là việc vay vốn.

Ngoài 4 hình thức trên, gần đây cũng có 1 hình thức đang rất được quan tâm là hình thức tập trung vốn crowdfunding [3*]. Đây là phương pháp công khai sản phẩm mẫu trên internet, thu hút những nguồn vốn nhỏ từ những người tán thành có cùng suy nghĩ. Nếu có những ý tưởng tốt và được trình bày rõ ràng, vấn đề vốn hoàn toàn có thể được giải quyết.

“Bán hàng” – Kết nối với khách hàng

Trải qua một đoạn đường dài và sản phẩm đã hoàn thành. Chúng ta bước vào giai đoạn đóng gói và chuyển sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, làm sao để khách hàng hiểu đây là sản phẩm tốt và để chúng ta sẽ nhận được những đơn đặt hàng?

Sử dụng hình thức quảng cáo trên báo hoặc ti vi? Tất nhiên đây  là phương thức hiệu quả. Tuy nhiên đối với công ty 1 thành viên thì nó tốn quá nhiều tiền. Cũng có phương pháp sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như facebook và twitter để truyền tải thông tin miễn phí. Nếu là sản phẩm mang tính thời sự thì phương pháp truyền miệng sẽ mang lại hiệu quả tức thời.

Tiếp theo, sản phẩm được bán ra thị trường sẽ hướng tới dạng khách hàng nào? Và chúng ta phải suy nghĩ những gì? Thực tế bán hàng cho thấy, không dễ để chúng ta có thể đưa sản phẩm của mình vào các cửa hàng hay đại lí bán lẻ. Tuy nhiên, nếu là gian hàng trên mạng thì ai cũng có thể thành lập một cách dễ dàng. Sau khi thành lập, chúng ta có thể bán hàng và thanh toán ngay mà không mất phí cố định hay các loại phí khác, điểm này khác với các cửa hàng hay đại lí trên thực tế.

Tuy nhiên, rất khó để chúng ta có thể quản lí nhiều sản phẩm và giao hàng.Một lời khuyên dành cho công ty một thành viên là sử dụng dịch vụ ủy thác hoàn toàn.  Đây là dịch vụ giúp chúng ta đảm nhận hầu hết các công việc từ bảo quản sản phẩm, lưu kho cho tới gửi hàng. Bằng cách này, sản phẩm từng bước được chuyển đi và bắt đầu sợi dây kết nối với khách hàng.

Tất cả phương tiện đã sẵn sàng, thế nhưng?

Mọi người hãy hiểu rằng, từ sản xuất cho tới bán hàng là cả một quá trình dài. Nào hãy cùng nhận định lại những ưu điểm của công ty 1 thành viên.

– Sử dụng các công cụ nghiên cứu giá rẻ, các sản phẩm mẫu hay các dữ liệu từ các nguồn mở để thiết kế.

– Tiến hành chế tạo thử bằng cách sử dụng các dịch vụ chế tạo, kiểm chứng sản phẩm tại các trung tâm kĩ thuật sản xuất, và lắp ráp hàng loạt tại các nhà máy gia công chi tiết.

– Tập trung vốn bằng phương pháp crowdfunding.

– Sử dụng các phương tiện truyền thông để tiếp thị sản phẩm, bán hàng qua các gian hàng trên mạng và phân phối bởi dịch vụ ủy thác hoàn toàn.

Giống như trên, viêc tận dụng internet, tích cực sử dụng nguồn lao động ngoài công ty và các công cụ kĩ thuật số cùng với sự nỗ lực hết sức của mỗi cá nhân thì 1 người hoàn toàn có thể quản lý 1 công ty.

Cuối cùng

Bằng cách này, nếu nói: “tập hợp được những công cụ tốt nhất thì có thể làm được những sản phẩm tuyệt vời”  – rất tiếc đó là một sai lầm. Những công cụ không thể tự sinh ra sản phẩm. Một nước Nhật sau chiến tranh không có CAD hay internet vẫn sản sinh ra những sản phẩm đáng kinh ngạc làm thay đổi cả thế giới. Bất kể thời đại nào thì việc sản sinh ra những sản phẩm như thế thì cần tính sáng tạo và quyết tâm mãnh liệt vượt qua khó khăn của nhà sản xuất.

Chỉ với 1 người cũng có thể tạo ra 1 nhà sản xuất thì bạn sẽ định tạo ra cái gì và tại sao lại tạo ra sản phẩm đó?

[3*] crowdfunding: Là phương pháp mà những cá nhân hay tập thể kêu gọi rộng dãi sự hỗ trợ của những người tán thành thông qua việc đưa ra nội dụng và số tiền cần thiết cho dự án trên internet. Tại Mỹ, một tổ chức phi lợi nhuận tên là Kickstarter được thành lập năm 2009 đã cung cấp dịch vụ này. Tại Nhật Bản sau khi READY FOR?  được thành lập vào năm 2011 thì cũng kéo theo nhiều tổ chức khác được ra đời.

( Kết thúc )


Người dịch: Bùi Linh
Theo WirelessWire news


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan