Mô hình kinh doanh nhỏ cũng không sao, quan trọng khi khởi nghiệp hãy suy nghĩ về đại nghĩa

Đây là câu nói của giám đốc Rakuten, công ty cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến lớn nhất Nhật Bản và đang là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Amazon, Ebay.

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một chút về Rakuten

1. Thành lập: Tháng 2 năm 1997

2. Vốn điều lệ: 1.08 tỷ USD (tính tại thời điểm ngày 31/12/2012)

3. Doanh số bán hàng: 4.43 tỷ USD (tháng 12/2012)

4. Số nhân viên: 3.498, liên kết: 9.311

5. Nội dung kinh doanh: Dịch vụ Internet, tài chính, chứng khoán, ngân hàng, Electric money, truyền thông…

6. Website: http://corp.rakuten.co.jp/

Tiểu sử CEO của Rakuten: Mikitani Hirosi

-1965: Chào đời tại Kobe

-1973: Gia đình chuyển sang Mỹ cùng người cha được cử làm nghiên cứu tại đại học Yale. Tại đây anh đã có 2 năm học tiểu học và đã suy nghĩ trăn trở rất nhiều về bản chất của sự vật hiện tượng

-1988: Tốt nghiệp đại học Hitotsubashi, làm việc tại ngân hàng chấn hưng Nhật Bản (nay là ngân hàng Mizuho)

-1991: Du học tại đại học Harvard, tại đây anh đã đón nhận những sự khác biệt về giá trị quan, và điều này đã nung nấu mong muốn khởi nghiệp trong Mikitani

-1993: Tốt nghiệp MBA của Harvard, về nước và tiếp tục làm việc cho ngân hàng chấn hưng Nhật Bản

-1995: Động đất kinh hoàng tại Osaka và Kobe, sự ra đi của người ông và người bà Mikitani yêu quý đã khiến anh thay đổi nhân sinh quan, và anh đã đi đến quyết định: Khởi nghiệp

-1997: Thành lập công ty Rakuten, chuyên cung cấp các dịch vụ trực tuyến

-2005: Rakuten tiến quân sang Mỹ và sau đó tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động tại Đài Loan, Thái, Indonesia, Pháp, Brazil…

-2013: Ủy viên nội các chính phủ Nhật

Q: Cơ duyên nào đã khiến anh quyết định khởi nghiệp?

A: Đón nhận những sự khác biệt mạnh mẽ trong giá trị quan của đại học Harvard đã khiến tôi đến với con đường khởi nghiệp. Thành công với tôi không phải trở thành cán bộ cao cấp hay làm việc trong những doanh nghiệp lớn. Mà việc xây dựng sự nghiệp kinh doanh từ con số 0 là những người đáng được đánh giá cao hơn cả. Về phần mình, vì tôi du học theo kinh phí của công ty nên sau khi về nước tôi tiếp tục làm việc cho công ty trong vòng năm năm.

Q: Trận động đất kinh hoàng tại Kobe và Osaka năm 1995 đã có nhiều ảnh hưởng tới cách suy nghĩ về cuộc đời của anh đúng không ạ?

A: Đúng vậy. Kobe, nơi tôi sinh ra đã trở thành đống tro tàn, người ông và người bà yêu quý của tôi cũng đã bị trận động đất cướp đi, tôi đã suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Đời người không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra, vì vậy tôi sẽ sống để có thể kết thúc cuộc đời theo đúng nghĩa tôi muốn. Những sự thay đổi trong suy nghĩ ấy đã đưa tôi tới quyết định khởi nghiệp không một chút do dự.

Với bản tính e ngại sự thay đổi, con người thường lo sợ khi rời khỏi con thuyền mình đang ngồi trên nó. Trong trường hợp của tôi khi đang làm việc tại một ngân hàng lớn điểu đó càng dễ hiểu hơn, bởi lẽ phần đông đồng nghiệp của tôi đều xem trọng việc duy trì công việc với lương bổng hậu hĩnh này. Vào thời điểm đó, việc tôi phá bỏ cách suy nghĩ đã ăn sâu vào suy nghĩ này để bước ra ngoài khởi nghiệp có lẽ không có gì nguy hiểm bằng. Tuy nhiên, khi bước chân rời khỏi con thuyền ấy tôi mới nhận ra rằng mọi thứ cũng không thực sự đáng sợ đến như vậy.

Q: Anh có thể cho chúng tôi biết về chiến lược đưa Rakuten thành công ty hàng đầu thế giới không?

A: Đó chính là sự cải thiện. Cải thiện được tiến hành thường xuyên, liên tục và được lặp đi lặp lại để có thể tạo ra được những dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng. Nếu không xây dựng được những dịch vụ tốt, thì cho dù công ty quy mô có lớn cũng không thể duy trì được lâu dài. Ngoài ra tốc độ cũng là yếu tố quan trọng, tuy nhiên tôi cho rằng quan trọng hơn nữa đó chính là làm rõ ràng trong cơ cấu kinh doanh.

Q: Nói như vậy, điều kiện để phát triển những công ty liên doanh thì cũng là việc xây dựng cơ cấu đúng không ạ?

A: Điều kiện trong trường hợp này đó là xây dựng được cơ cấu sao cho có thể dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nếu xây dựng những dịch vụ chủ đạo theo hướng đơn giản thì việc chuyển đổi sang những dịch vụ tương tự khác cũng hoàn toàn nằm trong tầm tay. Có nghĩa là không chỉ tập trung vào một dịch vụ đặc thù mà còn phải tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt trong toàn thể tổ chức. Trong lúc tiến hành các hoạt động ấy, phải tiến hành thường xuyên, liên tục các giải pháp cải thiện. Nói một cách khác công ty phải tạo ra được cơ cấu, môi trường để tiến hành cải thiện.

Q: Tháng 6 năm ngoái, chúng tôi được biết, anh đã được bổ nhiệm làm đại diện cho ban kinh tế mới trong nội các, tại đây anh đã đưa ra rất nhiều đề xuất, anh có thể cho biết lý do của việc này không ?

A: Vốn dĩ, khi gây dựng Rakuten, tôi muốn xây dựng một mô hình chuẩn của công ty theo khuynh hướng mới, từ đó từng bước thay đổi Nhật Bản. Thông qua những hoạt động kinh doanh, chúng tôi muốn Nhật sẽ mở cửa hơn với bên ngoài. Và nguồn gốc của những đề xuất trong nội các cũng đều đi theo tinh thần của chúng tôi trước đó.

Q: Có ý kiến cho rằng “nếu không thay đổi được cách thức của nhà nước thì cũng không thể khơi dậy tinh thần khởi nghiệp” , anh nghĩ gì về vấn đề này?

A: Đúng vậy, một người không thể làm thay đổi được gì, do đó tôi đã cùng giám đốc của GMO anh Kumatani và anh Fujita giám đốc Cyberagent cùng nhau hợp tác gây dựng. Trong suy nghĩ của tôi, tôi luôn tin rằng người làm thay đổi thế giới theo đúng ý nghĩa thực sự đó chính là những người khởi nghiệp. Kinh doanh sản xuất thực sự sẽ tạo ra những sự phát minh, phát kiến và vực dậy nền kinh tế. Một xã hội nếu bị chi phối bởi hệ thống quan liêu chắc chắn rồi sẽ đi tới thất bại.Thực tế, khi nhìn vào thất bại của Nhật có thể thấy hầu như mọi thất bại đều có nguyên nhân khởi nguồn từ sự điều hành quản lý của bộ kinh tế. Đôi lúc cũng có những sự điều hành mang lại kết quả tốt đẹp nhưng nếu nhìn vào trung và trường kỳ thì quả là sự điều hành đó là có vấn đề. Thế nhưng vấn đề Nhật vẫn tiếp tục tiến theo con đường riêng của mình, đó là cô lập với bên ngoài, đây quả là một hiện thực đáng báo động.

Q: Liên quan tới vấn đề này, nguyên nhân không chỉ xuất phát từ cơ quan hành chính, phía doanh nghiệp cũng có vấn đề, do đó cần tạo dựng một tổ chức điều hành kinh tế mới đúng không ạ?

A: Thế lực của những doanh nghiệp theo mô hình hoạt động cũ càng ngày càng làm tăng tốc cho quá trình cô lập Nhật với bên ngoài. Không chỉ vấn đề của nhà máy phát điện hạt nhân mà cả vấn đề dùng chung hệ thống cung cấp điện hay những tiêu chuẩn kế toán tất cả đều đã cũ. Nếu không có những suy nghĩ tiến bộ, Nhật sẽ không có tương lai.

Q: Đối với những người khởi nghiệp theo anh cần phải có những tinh thần như thế nào?

A: Trường hợp của Rakuten tôi đã đưa ra 5 điều:

Giữ vững đại nghĩa
Đề cao chất lượng
Nêu cao tinh thần phụng sự khách hàng
Giữ vững niềm tin
Nhất trí đoàn kết

Quy mô kinh doanh có nhỏ cũng không sao. Quan trọng đó là khi khởi nghiệp phải suy nghĩ tới đại nghĩa. Có nhiều nhà kinh doanh đưa ra những mục tiêu giống đại thể như “năm 20** đưa công ty lên sàn chứng khoán”, nhưng xét cho cùng việc lên sàn cũng chỉ là cách thức kinh doanh mà thôi. Tôi muốn, những nhà kinh doanh nghĩ xa hơn và có dám có những ước mơ cao hơn nữa. Nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là một mục tiêu tốt. Tuy nhiên tôi muốn mỗi người kinh doanh hay những bạn trẻ khởi nghiệp luôn để tâm suy nghĩ một điều đó là thực sự bạn có thể mang lại giá trị gì cho xã hội?


Theo ベンチャー通信 tháng 10/2013

Dịch bởi Nguyễn Sinh Côn


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Mô hình kinh doanh nhỏ cũng không sao, quan trọng khi khởi nghiệp hãy suy nghĩ về đại nghĩa”

  1. Xuân Quyết

    Mình nghĩ rằng đó là phạm trù nắm bắt cơ hội và vốn quen biết của nhóm người đứng đầu là nhân tố quan trọng. Vốn thì cũng cần có nhưng ngay cả một người bạn thân người Nhật đã từng nói là có thể xoay từ ngân hàng ( kd ngân hàng=mục đích của ngân hàng trong hệ thống kt)

Comments are closed.