Từ trường Mặt Trời có xu hướng đảo cực

“Tại một thời điểm nào đó trong hai hoặc ba tháng tới, một sự kiện đặc biệt nào đó sẽ xảy ra”. Một lời tiên tri huề vốn ? Có thể, hãy đọc bài viết dưới đây để biêt sự kiện đó là gì và nó diễn ra vào lúc nào nhé.

Sự kiện đó chính là: Từ trường phát ra từ mặt trời và mở rộng ra khắp toàn Thái Dương hệ sẽ đổi cực.

Andres Munoz-Jaramillo, một nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Vật Lý Thiên Văn Harvard-Smithsonian– người đang tiến hành nghiên cứu về từ trường Mặt Trời cho biết: “Thật khó để xác định chính xác thời điểm mà sự kiện này xảy ra, nhưng chúng tôi đều chắc chắn rằng nó sẽ xảy ra trong vòng vài tháng tới. Hiện tượng này xảy ra trong mỗi chu kỳ của Mặt Trời. Đó thực sự là một ngày rất đặc biệt.”

Đầu tiên, về cơ bản thì Mặt Trời, cũng như Trái Đất, tạo ra từ trường một cách rất tự nhiên. Một từ trường Mặt Trời khổng lồ chính là kết quả của những dòng plasma chảy bên trong Mặt Trời, đẩy các hạt tích điện di chuyển từ cực này sang cực khác.

Cứ 11 năm, cường độ của từ trường này lại dần giảm về 0, và ló ra ở hướng ngược lại, đây cũng là một phần của Chu Kỳ Mặt Trời. Điều đó tương tự với việc, khi chúng ta ở trên Trái Đất, những chiếc kim la bàn chỉ về hướng Arctic (Bắc Cực) như là “phương Bắc” trong suốt 11 năm, và rồi trong một khoảnh khắc, nó lại chỉ về Antarctica (Nam Cực) và gọi nó là “phương Bắc” trong suốt 11 năm tiếp theo vậy. Trên thực tế, từ trường Trái Đất cũng có hiện tượng đổi cực. Thế nhưng hiện tượng này trên Trái Đất xảy ra kém thường xuyên hơn, khoảng vài trăm ngàn năm mới thay đổi một lần.

Những quan sát gần đây cho thấy thời gian của lần đảo ngược từ trường Mặt Trời đã tới khá gần. Thông tin này được chính thức công bố bởi NASA vào tháng 8 vừa rồi, rằng hiện tượng đảo cực sẽ diễn ra trong 3-4 tháng tới. Theo Munoz-Jaramillo giải thích, hiện tượng đảo cực sẽ không xảy ra một cách đột ngột, mà sẽ dần dần từng bước một. Đầu tiên, cường độ của từ trường các cực sẽ tiến rất gần về không. Rồi trong một vài ngày, nó sẽ chỉ con là số dương rất nhỏ (positive), trước khi biến thành số âm rất nhỏ (negative) trong một vài ngày sau. Và từ đó, bạn sẽ thấy nó chỉ còn phát triển theo một hướng duy nhất mỗi ngày và bạn biết rằng hiện tượng đảo cực đã xảy ra. Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu của Munoz-Jaramillo dự đoán rằng hiện tượng này sẽ xảy ra trong vài tháng tới, thế nhưng không thể cho biết chính xác ngày nào sẽ xảy ra.

Do phạm vi của từ trường Mặt Trời bao phủ toàn Thái Dương hệ, nên ảnh hưởng của nó có thể được cảm nhận khá rộng rãi. Munoz-Jaramillo cho biết “ Từ trường sẽ chảy qua các hành tinh trong không gian, tạo thành hình một bong bóng bao phủ toàn Thái Dương hệ và tiếp tục đi xuyên qua thiên hà.”

Bong bóng này- được biết đến với tên gọi chính thức là heliosphere (tạm dịch: Nhật Quyển)- là một bề mặt tích điện vô hình, như một tấm màn bao phủ Thái Dương hệ và có hình dạng giống với váy xoắn của một diễn viên ballet. Chính sự quay của Mặt Trời đã khiến cho từ trường siêu lớn này có hình dáng như vậy. Hiện tượng đảo cực sẽ làm cho tấm màn này có thêm nhiều gợn sóng (vân sóng) hơn và đồng nghĩa với việc Trái Đất sẽ đi qua tấm màn này thường xuyên hơn khi di chuyển trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

The-Suns-Magnetic-Field-is-about-to-Flip-2(NASA)
Hình ảnh về Nhật Quyển (Nguồn: NASA)

Khi trái đất di chuyển qua từ trường Mặt Trời nhiều hơn thì các biến động thời tiết không gian (space weather) cũng nhiều hơn, và có khả năng dẫn đến các xáo trộn trong thiết bị truyền tải và viễn thông vệ tinh. Mặt khác, tấm màn này cũng ngăn chặn các tia bức xạ vũ trụ (cosmic ray) có năng lượng lớn đến từ các thiên hà khác. Nên khi tấm màn có nhiều gợn sóng hơn thì nó có thể sẽ thành một lớp bảo vệ vững chắc hơn cho các vệ tinh và phi hành gia trong không gian trước các bức xạ có hại.

Hiện tượng đảo cực từ trường cũng trùng khớp với thời điểm Mặt Trời hoạt động mạnh nhất. Tức là sẽ có nhiều vết đen ở mặt trời hơn, ánh sáng mặt trời sẽ mạnh mẽ hơn, cực quang sáng hơn và hiện tượng “phun trào nhật hoa” (coronal mass ejections) cũng xảy ra thường xuyên hơn. Phần lớn các hoạt động trên đều có rất ít hoặc hầu như không có tác động đến Trái Đất. Nhưng một tia sáng cực mạnh hay các tia plasma đặc biệt phóng theo một phương chính xác nào đó có thể sẽ hạ gục các hệ thống viễn thông trên Trái Đất không chừng. Dẫu vậy thì cũng không có nhiều điều cần phải lo lắng lắm đối với sự kiện đổi cực khá đặc biệt này.

Còn đối với Munoz-Jaramillo, người đã dành rất nhiều thời gian để theo dõi và phân tích hoạt động từ tính của Mặt Trời, thì hiện tượng đổi cực này có ý nghĩa cá nhân riêng. Ông cho biết “ Bởi vì chu kỳ Mặt Trời là một quá trình lâu dài, nên trong một đời người, chúng ta chỉ có thể thấy được khoảng 4 lần đổi cực như vậy thôi. Điều đó làm cho mọi thứ trở nên đặc biệt và đây cũng là lần đâu tiên tôi được thấy hiện tượng này kể từ khi bắt đầu nghiên cứu về Vật Lý học Mặt Trời (solar physics)”.

Để hiểu biết thêm về hiện tượng này, các bạn có thể theo dõi clip dưới đây.

[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?v=34gNgaME86Y” width=”590″ height=”315″]


Người dịch: Trungmaster, theo Smithsonianmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan