Một kế hoạch kinh doanh luôn luôn thành công

Tại sao một kế hoạch kinh doanh lại không bao giờ thành hiện thực?. Tại sao phần lớn kế hoạch lại được viết ra chỉ để cất lên kệ rồi đóng bụi, dẫn đến tương lai kế hoạch đó vạch ra sẽ không bao giờ đến và bản thân công việc kinh doanh đấy lại đi vào con đường tương lai bất định?. Vậy sự khác biệt thực sự giữa kế hoạch luôn luôn thành công và kế hoạch kinh doanh truyền thống là gì?

Một kế hoạch kinh doanh mà lại muốn đảm bảo đáp ứng cho mọi sự biến đổi xảy ra trong tương lai thì khả năng lớn là sẽ bị lỗi thời trước cả lúc ráo mực viết lên giấy.

anh
Nguồn ảnh: inc.com

Một bản kế hoạch kinh doanh truyền thống thường dùng đầu óc quá nhiều. Nó kiểu như một bài tập mà mỗi doanh nhân nghĩ rằng đó là thứ họ cần làm. Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh truyền thống, mọi người thường bị chi phối bởi hai suy nghĩ:

1/  Chúng ta nên viết kế hoạch kinh doanh bởi vì “đó là thứ phần lớn các doanh nhân thành công đều làm”.

2/ Chúng ta cần viết kế hoạch kinh doanh nếu muốn đi ra ngoài và mượn tiền.

Kế hoạch kinh doanh truyền thống luôn có một ý đồ nào đó, đều được suy nghĩ rất kỹ lưỡng, phân tích rõ ràng, hoàn hảo và quyết đoán. Tất cả đều là dấu hiệu đặc trưng của một công việc kinh doanh “thành công”.

Kế hoạch như vậy sẽ không bao giờ thành công. Một kế hoạch đầy sự toan tính, hợp lý nhưng lại thiếu đi lửa nhiệt tình, hứng thú và mục đích. Một kế hoạch kinh doanh muốn đảm bảo đáp ứng cho mọi sự biến đổi xảy ra trong tương lai thì khả năng lớn là sẽ bị lỗi thời trước cả lúc ráo mực viết lên giấy.

Trái ngược với điều đó, kế hoạch kinh doanh luôn thành công được bắt đầu ở một chỗ hoàn toàn khác với những điều “giả sử”, và khi tiến hành cũng chẳng giống vậy. Nó tiếp cận vấn đề theo con đường “trái tim”, tức là nó bắt đầu với những trải nghiệm cảm xúc mà bạn có được. Thậm chí không những kế hoạch này có thể đáp ứng được sự biến đổi mà nó còn dựa vào nền tảng của sự biện đổi như là chìa khoá để giữ cho bạn đi đúng hướng.

Khi tôi làm việc cùng các bạn muốn khởi nghiệp, tôi thường hướng các bạn qua một bước mà tôi gọi là “Căn Phòng Ước Mơ”. Đây là bước cần làm trước khi thành lập kế hoạch kinh doanh. Trong “căn phòng” này, chúng ta bắt đầu tưởng tượng ra kế hoạch kinh doanh nhưng không phải từ quan điểm logic. Thay vào đó, hãy mơ về viễn cảnh của công việc kinh doanh đó. Tại sao bạn lại xây dựng nó? Ai sẽ có lợi? Nó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống? Chỉ sau khi bạn hiểu được những thứ đó mới là lúc bắt tay vào viết các loại chiến lược để đưa bạn biến nó thành hiện thực.

Tóm lại, sự khác biệt thực sự giữa kế hoạch luôn luôn thành công và kế hoạch kinh doanh truyền thống chính là ở điểm bạn suy nghĩ và cảm thấy thế nào về kế hoạch đó, chính thái độ và mối quan hệ của bạn với kế hoạch sẽ tạo nên sự biệt hoàn toàn.


Người viết bài: Trịnh Trần Khánh Duy

Nguồn tham khảo: Inc


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan