Tổng quan về chương trình nới lỏng tiền tệ, nới lỏng định lượng (QE)

Kể từ khi khủng hoảng toàn cầu nổ ra, cả ngân hàng trung ương Anh và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ (hay nới lỏng định lượng – QE) để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp sau Anh và Mỹ, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng cam kết triển khai chương trình mua trái phiếu không giới hạn để hỗ trợ các nước ngập trong khủng hoảng nợ khu vực. Nhật Bản cũng bắt đầu mạnh tay nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản tuyên bố mở rộng chương trình mua tài sản không giới hạn cho đến khi lạm phát lên 2%. Vậy nới lỏng tiền tệ thực sự là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế ?

1. Nới lỏng định lượng (QE) là gì

QE (quantitive easing) là một chính sách thuộc về nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống được ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu. NHTW áp dụng nới lỏng định lượng bằng cách mua các tài sản tài chính từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác (quỹ hưu trí, doanh nghiệp) nhằm bơm một lượng tiền xác định vào nền kinh tế.

Biện pháp này khác so với cách truyền thống là mua-bán trái phiếu chính phủ nhằm giữ lãi suất thị trường ở mức mục tiêu. Chính sách nới lỏng tiền tệ mở rộng thường bao hàm nghiệp vụ NHTW mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn nhằm làm giảm các mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường. Tuy nhiên, khi lãi suất ngắn hạn đã gần ở mức 0 hoặc bằng 0%, thì chính sách tiền tệ truyền thống sẽ không thể hạ thấp lãi suất được nữa. Nới lỏng tiền tệ có thể được sử dụng nhằm kích thích kinh tế bằng cách mua các tài sản dài hạn, và như vậy sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống.

2. QE được sử dụng khi nào

QE thường được sử dụng khi nền kinh tế đang rơi vào suy thoái, mọi biện pháp hầu như không có tác dụng. Tuy nhiên biện pháp này khá rủi ro vì nó làm tăng nguy cơ lạm phát. Vì vậy các NHTW phải cân nhắc kĩ trước khi nới lỏng định lượng. QE luôn được tranh cãi sôi nổi trước và sau mỗi khi được ban hành.

3. QE ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế

Việc khủng hoảng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế quốc gia, vì thế bất cứ 1 quốc gia nào cũng nhanh chóng tìm ra những biện pháp giải quyết. Như là một biện pháp đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng QE được tin tưởng rằng nó sẽ:

●  Khuyến khích cho vay

Thông qua QE, các ngân hàng thương mại bán được tài sản cho NHTW các ngân hàng này sẽ có nhiều tiền hơn để cho vay, từ đó nền kinh tế sẽ có nhiều tiền để tài trợ cho các dự án kinh doanh; các dự án kinh doanh sẽ sử dụng nhiều nhân công hơn; việc làm được tạo ra và kinh tế được kích thích để phát triển.

● Khuyến khích đi vay

Nới lỏng tiền tệ sẽ làm tăng dự trữ dư thừa (mức cao hơn dự trữ bắt buộc) tại các ngân hàng, và làm tăng giá của tài sản tài chính, từ đó làm giảm lợi suất của các tài sản này. Lãi suất thấp kích thích việc vay mượn của các doanh nghiệp hay nhưng những người đang cần vốn. Từ đó mà kích thích nền kinh tế.

● Giảm thất nghiệp

Với nguồn vốn vay mượn được dễ dàng hơn ở các ngân hàng, các dự án sẽ được tiến hành…các công ty sẽ có nhiều khả năng tuyển thêm các nhân viên, tạo ra công ăn việc làm cho xã hội.

● Kích thích tiêu dùng

Việc bơm tiền vào nền kinh tế thông qua QE làm thúc đẩy tiêu dùng từ trong người dân,việc tiêu dùng làm tăng lợi nhuận cho các công ty, tạo việc làm, thúc đẩy cả thị trường chứng khoán, phục hồi kinh tế.

4. Rủi ro từ QE như thế nào
RSK4801-Operational-Risk-Management
Nguồn ảnh: Bloomberg.co.jp

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, một số rủi ro cũng được lo ngại đến như:

● Lạm phát: Việc bơm tiền liên tục làm cho đồng tiền có khả năng mất giá cao

● Chỉ có tác dụng trong ngắn hạn

● Khuyến khích nợ: Sau QE thì việc trả nợ và thu hồi nợ cũng là một vấn đề được quan tâm


Người tổng hợp: Vũ Phương Thúy

Tài liệu tham khảo: báo Economist, Daimond, trang tin Bloomberg, Retuer của Nhật


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

4 thoughts on “Tổng quan về chương trình nới lỏng tiền tệ, nới lỏng định lượng (QE)”

  1. […] Trong bài báo trước chúng tôi đã giới thiệu về định nghĩa QE, QE được sử dụng khi nào, ảnh hưởng và rủi ro của QE đến nền kinh tế. Để cụ thể hóa hơn về QE, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiều bài viết về chương trình nới lỏng định lượng tại Mỹ qua sự tổng hợp của tác giả Vũ Phương Thúy. […]

  2. Vu PhuongThuy

    day la chinh sach ma tat ca cac nuoc deu ap dung , va ngay ca viet nam cung da ap dung roi a

  3. Thanh Hung

    Có liên hệ gì với Việt Nam không nhỉ?

  4. minh anh

    bài viết hay ! đáng để tham khảo và áp dụng

Comments are closed.