Chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế Việt Nam (Phần cuối)

4) Đầu tư vào các sản phẩm phù hợp với đặc thù của thị trường Việt Nam

Tiếp theo chúng ta hãy suy nghĩ về điều gì cần thiết để các công ty Nhật thành công tại Việt Nam. Ở bài lần trước đã nêu: vấn đề của các công ty Nhật là tấn công vào tầng lớp thu nhập trung bình. Những sản phẩm mà người Nhật cho rằng “đánh vào chỗ ngứa của người tiêu dùng” (giá cả có cao 1 chút) thì ở Việt Nam những sản phẩm đó bị nhìn vào sự chênh lệch về giá cả hơn là chất lượng.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải vứt bỏ mô hình kinh doanh đối với những thị trường như Mỹ hay Nhật Bản, tự tạo ra mô hình kinh doanh phù hợp với địa bàn. Ví dụ như: máy phát điện tại gia, tủ lạnh có khóa hay như Logo xe hơi đính bằng ốc vít… Ở Việt Nam do hay bị cắt điện nên máy phát điện tại gia rất được ưa chuộng. Thêm vào nữa để không bị mất trộm tủ lạnh thường có khóa và Logo xe hơi được vít chặt vào vỏ xe.

ocvi
Hình 1: Logo xe hơi được đính bằng ốc vít


5) Tuyển dụng nhân lực địa phương để tìm hiểu nhu cầu của địa phương đó

Hiểu được một cách sâu sắc nhu cầu của địa phương để ứng dụng vào các sản phẩm vào khâu bán hàng thì việc tuyển dụng nhân lực địa phương rất quan trọng. Hơn thế nữa, người Việt Nam có đức tính chăm chỉ, nghiêm túc vì thế rất phù hợp với các công ty của Nhật.

Ngược lại, ít có sự gắn bó với công ty lâu dài, thấy nơi nào trả lương cao hơn là thôi việc, chuyển chỗ làm. Với người Nhật, khi chăm chỉ làm việc và có kết quả tốt thì sẽ nhận được khoản lương bổng, cấp bậc tương đương với công sức bỏ ra. Nhưng ở Việt Nam trước hết là lương bổng sau đó yêu cầu thành quả công việc ứng với mức lương đó. Bởi vậy một khi người Việt thấy rằng đã phát huy hết thực lực ở một công ty Nhật họ sẵn sàng bỏ việc đến với một công ty khác có mức lương cao hơn 2, 3 lần.

Để tránh tình trạng này, cần phải thiết lập mô hình đào tạo và tuyển dụng nhân lực như sau:

(1)   Phát hiện, tìm tòi sớm đội ngũ nhân lực lòng cốt.

(2)   Đặt ra các chính sách khen thưởng và định hướng nghề nghiệp, để đáp ứng điều đó thì phải làm việc như thế nào và truyền đạt giá trị kỳ đãi.

(3)   Biến họ thành những người tiên phong, khuôn mẫu của các staff địa phương.

(4)   Mặt khác, việc tổ chức những buổi liên hoan, du lịch hay giao lưu với người Việt cũng rất quan trọng. Những buổi tiệc, sự kiện của công ty như thế này tạo nên một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ đến mức mà người Nhật cũng phải kinh ngạc (hình 2). Người Việt từng bị nhiều nước trong đó có Nhật Bản đô hộ vì vậy họ không bao giờ lập tức tin người nước ngoài. Nhưng một khi có được sự tin tưởng của người Việt thì khi gặp khó khăn bạn sẽ được họ giúp đỡ như người anh em ruột thịt.

quan nhau
Hình 2: Quán bia Việt

Để tăng sự bền chặt với staff người Việt thì cũng cần xem xét lại chế độ luân phiên của các nhân viên người Nhật. Dẫu không đến mức “vé một chiều” như các công ty Hàn nhưng việc tăng thời gian tạm trú của nhân viên người Nhật sẽ giúp nắm rõ tình hình nhân viên địa phương cũng như ý kiến của khách hàng và cũng sẽ nắm bắt được nhu cầu của địa phương.

6) Việt Nam là nơi dễ sống với người Nhật

Cuối cùng, đối với những nhân viên người Nhật thường trú và làm việc tại Việt Nam, chúng tôi muốn giới thiệu về cuộc sống ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Trước hết, về môi trường sống. Ở cả hai nơi đều có rất nhiều người nước ngoài nên thật dễ dàng tìm được các khách sạn, khu trung cư có dịch vụ tốt và đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, do những tàn dư của thời kì bong bóng bất động sản nên giá đất ở Hà Nội đắt ngang hàng với Tokyo.

Tiếp đến là về ăn uống. Món ăn Việt có vị nhạt hợp khẩu vị người Nhật. Ít có những món “quá cay” hay “quá ngọt” như các quốc gia Đông Nam Á khác. Thêm nữa ở Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều nhà hàng Nhật. Vì thế khoản ăn và uống chắc không cần phải lo lắng.

Với những ai đến Việt Nam cùng gia đình, những gia vị dùng trong nấu ăn cũng không hiếm và khó tìm như ở Bangkok hay Singapore. Ở cả 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đều có những siêu thị bán đồ Nhật. Thêm nữa, Hồ Chí Minh có đến 15 convenience (siêu thị loại nhỏ, kinh doanh 24/24h) của Familymart. Sắp tới sẽ có thể lan rộng sang cả Hà Nội. Rồi cửa hàng 100 yên Daiso ( shop hướng tơi những khách hàng có thu nhập trung bình, hầu hết giá các sản phẩm khoảng 100 yên tương đương với 25000VND) bán bánh kẹo Nhật cùng các đồ dùng tiện lợi khác đều có ở hai thành phố lớn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

kompini
Hình 3: Familymart ở Tp Hồ Chí Minh

Chúng tôi đã giới thiệu về hiện trạng Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam. Từ sau khi giải phóng nền kinh tế vào năm 1990, Việt Nam phát triển trải qua những thời kì sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài rất khéo léo, rồi cả những thời kì cũng do đầu tư nước ngoài dẫn tới tình trạng lạm phát. Nhật Bản là nước có mối quan hệ sâu đậm với Việt Nam cũng là quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA nhiều nhất trên thế giới đến Việt Nam. Với tư cách là tác giả chúng tôi cũng muốn làm 1 điều gì đó để giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ kinh tế khủng hoảng, khẳng định vị trí China Plus one của mình, và hơn thế nữa giúp cho các công ty Nhật Bản phát triển và trưởng thành được trong bối cảnh kinh tế Việt Nam như hiện nay.


Người dịch: Phương Hà. Theo 日経ビジネス


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan