Chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế Việt Nam (P1)

Làm thế nào để các công ty Nhật Bản tại Việt Nam trở về thời k hoàng kim?

Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu về thực trạng và những vấn đề của các công ty Nhật Bản và tình hình chung của quốc gia Việt Nam. Và ở lần này, chúng ta hãy dựa trên những thông tin đó để cùng suy nghĩ về vấn đề:Điều gì là cần thiết để duy trì được sự phát triển như hiện tại của Việt Nam. Và trong bối cảnh như vậy các xí nghiệp Nhật Bản cần làm gì để vượt qua được cửa ải khó khăn này.”

1)    Chú trọng về mặt kỹ thuật, vươn tới trở thành công trường của Asia

Sau khi gia nhập FTATPP cùng Trung Quốc, các công ty trong nước của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tổn lại lớn. Rất khó có thể giải quyết được vấn đề này trong thời gian ngắn, vì vậy trên cơ sở tầm nhìn dài hạn, Việt Nam nên đổi mới toàn bộ hệ thống trong nước.

Trước đây, lý do mà các doanh nghiệp quốc tế lấy Việt Nam là thị trường sản xuất (gia công) là do sự phồn thịnh cũng như giá nhân công cực rẻ. Thế nhưng hiện tại, các quốc gia lân cận như Myanma, Laos, Cambodia hay Pakistan còn có lực lượng nhân công rẻ hơn nữa. Những quốc gia này do thiếu cơ sơ hạ tầng kinh doanh ví dụ như: tình hình chính trị bất ổn, không có ngành công nghiệp phụ trợ, hay mạng lưới lưu thông hàng hóa còn yếu kém nên không được chọn là cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, những vấn đề này dần được khắc phục và có thể ví dụ trong ngành công nghiệp dệt may các doanh nghiệp nước ngoài đã đưa 1 phần công đoạn sản xuất sang các quốc gia trên. Nếu tình trạng như hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chọn các quốc gia trên làm cơ sở sản xuất chứ không còn là Việt Nam nữa.

Vì thế, để Việt Nam có thể tồn tại như một quốc gia chuyên sản xuất thì cần thiết phải chuyển từ “quá trình lao động mang tính công nghiệp nhẹ” sang “quá trình lao động tập trung kỹ thuật”. Về công đoạn tập trung kỹ thuật thông thường trụ sở chính thường ở 1 quốc gia nhất định. Nếu làm tốt quá trình này thì việc phát triển sản xuất với quy mô lớn trên toàn thị trường Đông Nam Á là điều không phải không thể.

2)    Đào tạo nhân lực bằng cách kết hợp chính phủ với doanh nghiệp

Điều quan trọng khi chuyển đổi sang công đoạn tập trung kỹ thuật là việc đào tạo kỹ thuật viên. Kỹ thuật viên chỉ được 1 xí nghiệp đào tạo sẽ có giới hạn và việc vượt qua những rào cản, hệ thống hóa với chính phủ trở là điều vô cùng cần thiết. Thái Lan là quốc gia đã thành công trong lĩnh vực này. Trước đây, Thái Lan kêu gọi đầu tư từ các công ty nước ngoài bằng ưu thế nhân công rẻ. Nhưng hiện tại, về lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều kỹ thuật như chế tạo ô tô thì Thái Lan đang thống trị công trường  toàn châu Á. Tất cả là nhờ chính sách đào tạo kỹ thuật bằng sự kết hợp giữa chính phủ và doanh nghiệp.

Cụ thể, chính phủ Thái Lan đã chi 5% vốn chi tiêu cho việc đào tạo huấn luyện nghề, mở trường dạy nghề, và phát triển chương trình đào tạo kỹ sư. Thành quả đạt được mỗi năm ước tính khoảng 200.000 người kết thúc khóa huấn luyện được đưa vào các công ty làm việc. Vì vậy nếu Việt Nam làm tốt việc này sẽ tạo được khoảng cách giàu nghèo lớn so với các quốc gia khác sở hữu nguồn lao động giá rẻ.

3)     Nới lỏng các quy chế, loại bỏ tham nhũng.    

Mặt khác, chính phủ Việt Nam cũng cần phải nới lỏng các luật lệ, thúc đẩy cạnh tranh, cải thiện hiệu quả sản xuất. Sau năm 1990, Việt Nam bắt đầu chuyển sang thị trường kinh tế. Tuy nhiên, so với nước phát triển các thì nhiều ngành chịu sự chi phối nghiêm ngặt bởi pháp luật. Cũng như sự hoành hành của tham nhũng, hối lộ hay việc kéo dài tuổi thọ các doanh nghiệp nhà nước có năng lực sản xuất yếu kém đã làm cho kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ.

tham nhung
Loại bỏ tham nhũng là 1 trong các yêu cầu cần thiết của sự phát triển

Theo điều tra của Transparency International mỗi năm về tham nhũng, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong tổng số 183 quốc gia. Hạn chế việc cấp giấy phép kinh doanh đối những ngành là nguyên nhân gây ra tham nhũng, hiện thực hóa xã hội có tính cạnh tranh, đào thải những công ty yếu kém, nâng cao chất lượng toàn thể xã hội. Để làm được những điều đó không thể thiếu được sự đoàn kết của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

(còn tiếp)
——————————————————
Người dịch: PhươngHà. Theo日経ビジネス

 —————————————————–

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan