Phương pháp mới cho phép mọi loại thực vật trở thành nguồn lương thực

Có vô số lý do cho nạn đói trên thế giới, nhưng một trong những nguyên nhân không dễ dàng thay đổi được đó là sự khô cằn và giới hạn về điều kiện địa lý, khiến cho việc gieo trồng cây lương thực trong một khu vực nhất định trở nên rất khó khăn. Nhưng nếu con người có thể ăn thức ăn tạo ra từ những loại cây hiếm hoi sinh tồn được ở những vùng đất đó, dù chúng không được bổ dưỡng, thì đó cũng là một bước tiến lớn cho việc giải quyết vấn đề này. Điều đó có thể sẽ sớm trở thành hiện thực nhờ vào phương pháp mới đang được phát triển, cho phép chuyển hóa cellulose thành tinh bột.

Cellulosecarbohydrate phổ biến nhất trên Trái Đất, có thể dễ dàng tìm thấy trong thành tế bào của thực vật. Trong khi đó, tinh bột lại chiếm 20 đến 40% lượng calo mà người bình thường hấp thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Trong phương pháp mới này-phát triển bởi một nhóm nghiên cứu từ Virginia Tech, dẫn đầu bởi phó Giáo Sư Percival Zhang, khoảng 30% lượng cellulose từ bất kỳ thực vật nào (bao gồm cả phế thải nông nghiệp) có thể được chuyển hóa thành một loại tinh bột được biết đến với tên gọi amylose. Đây là một nguồn chất sơ rất tốt và không bị phân hủy trong hệ tiêu hóa. Thêm vào đó, theo Virginia Tech、amylose cũng được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Cellulose và tinh bột có cùng công thức hóa học”, ông Zhang cho biết “Sự khác biệt nằm ở các liên kết hóa học. Ý tưởng của chúng tôi chính là sử dụng một chuỗi enzyme để phá vỡ liên kết trong cellulse, cho phép chúng tái định hình dưới dạng tinh bột”.

Đồ hình công thức hóa học cùng phương pháp chuyển hóa từ Cellulose thành Tinh Bột
Đồ hình công thức hóa học cùng phương pháp chuyển hóa từ Cellulose thành Tinh Bột

Phương pháp này không đòi hỏi nguồn nhiệt, thiết bị đắt tiền hoặc các thuốc thử hóa học, và cũng không tạo ra bất kỳ sản phẩm thừa nào. 70% cellulose không được chuyển hóa thành tinh bột, sẽ được thủy phân thành glucose, sau đó sử dụng trong sản xuất ethanol.

Ông Zhang cũng cho biết, tinh bột không chỉ có thể sử dụng làm thức ăn, mà còn có thể sử dụng như một thành phần của các bao bì thực phẩm tự phân hủy, hoặc thậm chí là thiết bị lưu trữ vận chuyển hydro mật độ cao.

Luận văn của nghiên cứu được đã được công bố trên tạp chí Proccedings of the National Academy of Sciences of the United States of America.

———————————————————————————————————————

Người dịch: trungmaster5, theo Gizmag

Link luận văn: http://www.pnas.org/content/early/2013/04/12/1302420110

———————————————————————————————————————-

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan