Công nghiệp Việt Nam: Vấn đề công nghiệp hoá và tương lai

“Phát triển công nghệ cao để thúc đẩy nền công nghiệp trong nước” – Đó chính là chính sách và cũng là mục tiêu quốc gia của chính phủ Việt Nam hiện tại. Với mục tiêu tới năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp, chính phủ Việt Nam muốn dựa vào việc phát triển công nghệ cao để kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ trong nước. Trong đó, các ngành kỹ thuật được đặc biệt coi trọng là kỹ thuật truyền thông và ngành sản xuất điện tử. Chính sách này đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư, trong đó các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản trong những năm gần đây rất quan tâm tới chính sách này của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, khi tới Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư đều nhận ra một vấn đề nan giải khi muốn đầu tư vào Việt Nam, đó chính là vấn đề về cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ.

Mục tiêu cho tương lai  

Hiện tại, ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của Việt Nam là nông lâm thuỷ sản, khai khoáng và công nghiệp nhẹ. Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu có thể kể tới là những sản phẩm may mặc, giầy dép. Việc có nguồn tài nguyên phong  phú thích hợp cho công nghiệp khai khoáng và sản xuất nông nghiệp, cộng với nguồn nhân công giá rẻ đang chống đỡ cho nền kinh tế Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc đầu tư phát triển những ngành sản xuất công nghiệp có giá trị cao, chuyển mục tiêu từ “số lượng” sang “chất lượng”. Mục tiêu là “cho tới năm 2020, giá trị nền sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao chiếm 45 % giá trị tổng sản phẩm quốc nội – GDP”.

Tính tới thời điểm hiện tại, với mục tiêu trên, chính phủ Việt Nam đã ra rất nhiều chỉ đạo và sách lệnh ví dụ như “Quyết định số 49 của Thủ tướng ngày 19 tháng 7 năm 2010” đưa ra danh sách những ngành kỹ thuật tiên tiến cần được ưu tiên cho phát triển kinh tế. Trong đó có thể kể tới như kỹ thuật thiết kế – chế tạo MPU (Micro Processing Unit) có tính năng cao, kỹ thuật chế tạo màn hình hiển thị HD, kỹ thuật mạng thế hệ mới, kỹ thuật truyền thông truyền hình kỹ thuật số mặt đất, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật vi sinh chống ô nhiễm môi trường, kỹ thuật robot, kỹ thuật vũ trụ – hàng không.

Để làm được điều này, chính phủ Việt Nam phải dựa rất nhiều vào các công ty ngoại quốc có nguồn vốn và nền tảng kỹ thuật cao. Các công ty ngoại quốc kể như các công ty Nhật bản tuy đã đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, nhưng để thực hiện mục tiêu trên cần đòi hỏi nguồn vốn và đầu tư kỹ thuật cao hơn nữa, chính vì vậy, Việt Nam đang và ngày càng có nhiều chính sách ưu đãi cho các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Nhiều vấn đề vẫn còn sót lại 

Tuy nhiên, vấn đề của nền công nghiệp Việt vẫn còn sót lại, và còn rất nhiều. Đặc biệt là vấn đề về cơ sở hạ tầng và nền công nghiệp phụ trợ vốn vẫn luôn bị chỉ trích là chậm chạp trong việc cải thiện.

Nghiêm trọng nhất chính là việc cung cấp điện sản xuất. Việc mất điện thường xuyên xảy ra  tại Việt Nam. Ngoài ra, các công ty nước ngoài muốn chuyển dây chuyền sản xuất từ nước khác như Trung Quốc về Việt Nam phải đối mặt với vấn đề không mua được các linh kiện cần thiết tại chỗ, và họ bắt buộc phải nhập khẩu từ nơi khác đến. Nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam có thể nói vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Có lẽ, thay cho việc “đầu tư vào công nghệ cao cho tương lai”, Việt Nam nên chú trọng vào việc “gấp rút cải thiện cơ sở nền sản xuât cơ bản”.

Một vấn đề khác nữa, tuy chính phủ Việt Nam đưa ra rất nhiều ưu đãi trong đầu tư, tuy nhiên, để nhận được những ưu đãi này, các công ty muốn đầu tư phải qua thẩm tra xem họ có đáp ứng được yêu cầu về việc sẽ tiến hành sản xuất những sản phẩm liên quan tới “công nghệ cao” mà Việt Nam cần thiết hay không. Điều này gần như khiến Việt Nam đóng cửa trước những nhà đầu tư muốn đầu tư vào các ngành khác không phải công nghệ cao nhưng chỉ có ít vốn.

Một trong những điểm bị chỉ trích nhiều nhất trong việc thẩm tra, kể cả với những công ty đầu tư vào công nghệ cao đó là “Trong vòng 3 năm đầu kể từ thời điểm bắt đầu kinh doanh, ít nhất 1% doanh thu, và từ năm thứ 4 là quá 1 % doanh thu phải được dành để nghiên cứu và phát triển sản phẩm “.

Liều thuốc nào cho công nghiệp Việt ? 

Chính phủ Việt Nam cũng nhận thức được những vấn đề còn tồn tại của nền công nghiệp nước mình và đang chuyển mình để tiến hành cải thiện và giải quyết những vấn đề còn sót lại trong mục tiêu năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp.

Để giải quyết vấn đề nhân lực trong ngành công nghệ thông tin (IT), những kế hoạch và dự án hợp tác với các tổ chức nước ngoài đang được triển khai. Trong đó có thể kể tới như dự án đào tạo nguồn nhân lực IT kỹ thuật cao do trường đại học bách khoa Hà nội hợp tác với tổ chức JICA (Cơ quan hỗ trợ quốc tế của Nhật Bản). Mục tiêu của dự án này là đào tạo những nhân viên lập trình và kỹ sư cầu nối (Bridge system engineer) để đáp ứng yêu cầu của các công ty Nhật Bản và Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay trong chính dự án này cũng có những điểm cần phải bị chỉ trích. Ví dụ như giáo trình đào tạo hay môi trường đào tạo của dự án có quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Hiện tại trên cả Việt Nam chỉ có 70 trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin, số trường trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo là 105 trường, ngoài ra là các trường dân lập là 50 trường. Hiện tại ngành này có tổng số người theo học là 80.000 người và hàng năm có chừng 40.000 người tốt nghiệp. Nhưng con số này vẫn chỉ như giọt muối bỏ bể cho nhu cầu của các công ty nước ngoài. Và chất lượng đào tạo cũng vẫn đang là một dấu hỏi lớn tuy trong 2, 3 năm trở lại đây một số trường đã áp dụng hình thức bắt buộc sinh viên năm 4 phải đi thực tập, hay đưa chương trình đào tạo tiếng Nhật vào chương trình học, cung cấp cơ hội du học tại Nhật Bản.

Những điểm sáng 

Tuy nền công nghiệp Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, nhưng trong đó vẫn có những điểm sáng nhất định. Có thể kể tới trong đó là việc công ty Intel đã tiến hành đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ để tiến hành xây dựng nhà mát lắp ráp và kiểm tra chất bán dẫn tại Saigon Hiteck Park. Nhà máy này được dùng chủ yếu để chế tạo các chipset cho máy tính xách tay và điện thoại di động. Hiện tại đây là nhà máy lớn nhất trong số những nhà máy của Intel trên thế giới. Giải thích cho quyết định này, ông Nick Jacobs – đại diện của Intel tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết chính nguồn lao động trẻ dồi dào và sự quan tâm tới giáo dục của người dân Việt là lý do để Intel quyết định đầu tư vào Việt Nam.


Nguyễn Xuân Truyền


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Công nghiệp Việt Nam: Vấn đề công nghiệp hoá và tương lai”

  1. VietManh

    Bài viết mang đến cái nhìn toàn cảnh cho nền kinh tế Việt Nam . Có thể nói rằng nếu ko có ngành công nghiệp phụ trợ, chúng ta sẽ ko thể mơ giấc mơ công nghệ cao.

Comments are closed.