Kaizen nhanh thô hơn tinh chậm

Câu chuyện về Ông Yamamori Torahiko đã làm việc tại Toyota năm 1964 – 2004 tại bộ phận lắp rắp.

Dù có xuất sắc đến đâu, nếu chậm sẽ không được đánh giá.

Chuyên gia Yamamori Torahiko thường xuyên được cấp trên nhắc nhở đó là “Kaizen nhanh thô còn hơn tinh chậm”.

“Tại Toyota, mọi người làm tròn phận sự nghĩa vụ công việc là đều đương nhiên, nhưng chỉ như vậy thôi là chưa đủ, mà phải luôn thực hiện kaizen. Khi kaizen tôi liên tiếp được cấp trên nhắc nhở: Kaizen nhanh thô hơn chậm tinh”.

Chậm tinh ở đây ý muốn nói đến cách suy nghĩ tốt nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian. Thực hiện kaizen một cách quá tỉ mỉ cố gắng lên kế hoạch trong nhiều ngày. Khi cấp trên hỏi ‘Cậu đã hoàn thành kaizen chưa?’ thì trả lời ‘Dạ, sếp chờ em thêm một chút nữa thôi ạ!’. Mặc dù kế hoạch lập ra chi tiết nhưng lại tốn nhiều thời gian cho tới khi có thể thực hiện. Đây là một ví dụ điển hình cho sự chậm tinh.

Vậy nhanh thô là gì?  Đó là vẻ bề ngoài chưa tròn trịa nhưng nhanh chóng. Sau kaizen, cho dù  có bị phê bình “cách làm thật trẻ con” đi chăng nữa thì vẫn cứ bắt tay vào làm. Tại Toyota người được đánh giá cao là người tiến hành kaizen nhanh thô. Tại Toyota, đầu tiên hãy thử bắt tay vào làm, đây là điều quan trọng hơn tất cả.

“Dù là phương án còn thô, hay là một ý tưởng chợt loé lên trong đầu hãy thực hiện thật nhanh”. Toyota quan niệm Kaizen cần tốc độ. Ví dụ, trong buổi họp khi cấp trên chỉ ra những gợi ý về kaizen. Ngay lập tức, từ khoảng thời gian kết thúc buổi họp đến lúc quay về bàn làm việc, ngay lập tức suy nghĩ  tìm được phương pháp kaizen.

Vì vậy, những nhân viên xuất sắc, được mọi người tín nhiệm đi chăng nữa mà bị đánh giá là hành động chậm thì cũng khó mà được đánh giá. Tuỳ trường hợp mà nhân viên đó sẽ tự loại mình ra khỏi vị trí đứng đầu. ‘Làm việc nhanh’ đang trở thành một tiêu chuẩn tại Toyota”

Ý kiến dù trẻ con nhưng làm ngay sẽ có giá trị.

Câu chuyện sau là trải nghiệm mà chuyên gia Yamomori từng trải qua vào đầu năm 1900 tại công xưởng sản xuất ô tô Tahara. Thời đó, trong công xưởng đang mắc phải vấn đề phần các yếm xe thường bị xước. Yếm xe có kích thước khá lớn nên việc lắp đặt chúng khá khó. Hơn nữa, nếu một khi đã bị xước thì không thể sử dụng được.

Vì vậy, việc di chuyển các yếm này được thực hiện một cách cẩn trọng. Các lãnh đạo đã tạo ra các xe vận chuyển chuyên dụng. Mỗi lần vận chuyển sẽ chỉ chuyển 15  yếm xe và chú ý cẩn thận trong quá trình vận chuyển. Nhưng, chỉ cần các yếm xe chạm nhẹ vào nhau vẫn có thể gây trầy xước. Bởi vậy, công ty đã bổ sung thêm tấm lót chống xước vào giữa hai tấm yếm.

“Thời đó một nhóm trưởng đã đưa ra đề xuất như sau: “Kẹp tấm thảm lót nền xe vào giữa hai tấm yếm xem thế nào”.  Ban đầu, mọi người xung quanh đều phản ứng “việc làm này thật trẻ con, tại sao lại lấy tấm thảm lót nền xe để chèn vào giữa cơ chứ”. Nhưng khi thử bắt tay thực hiện thì quả thực đây là một ý tưởng tuyệt vời. Yếm xe không còn bị xước. Kaizen sẽ không thể tiến hành nếu bạn suy nghĩ quá nhiều. Điều quan trọng hãy thử bắt tay vào thực hiện. Trong quá trình thực hiện đó, bạn sẽ tìm ra cách để tổng kết và hoàn chỉnh ý tưởng.

Một nấc thôi cũng được, hãy bước thử một bước.

Chuyên gia Yamamori sau khi nghỉ hưu tại Toyota đã tham gia đào tạo cho nhiều công ty. Ông đã quan sát nhiều công ty và có cảm nhận rằng nhiều nơi mãi không thể bắt tay hành động, họ dành quá nhiều thời gian cho việc thảo luận, xem xét, thống nhất ý kiến…

Khi tới công ty khách hàng chuyên gia Yamamori thường lặp lại câu nói:

“Mọi người hãy bắt tay thực hiện những việc mà mình có thể làm”

“Khi nhận ra phương hướng nào đó, dù không nhìn thấy gì phía trước, hãy cứ tiến theo hướng đó”.

“Một nấc thôi cũng được, hãy bước thử một bước”.

Bạn còn cảm thấy phương pháp thực hiện tại vẫn còn chưa được hoàn chỉnh, hay suy nghĩ “mình sẽ bắt tay vào làm sau khi tìm ra phương pháp tốt hơn” thì quá trình kaizen sẽ dần bị chậm trễ. Dù cách làm có phần trẻ con cũng chẳng sao, hãy bước thử một bước. Bước thử một bước, bạn sẽ nhìn ra những điều mà trước đó chưa nhìn thấy. Từ ý tưởng ban đầu,  bạn sẽ có nhiều suy nghĩ chất lượng hơn. Chuyên gia Yamamori đã nói rằng: “bởi bạn không nên suy nghĩ phương án đó là trẻ con hay người lớn, hãy bắt tay vào thực hiện”.

Point: Đừng đợi cho tới khi “tìm được phương pháp tốt hơn” 

Hãy thử bắt tay thực hiện những ý tưởng chợt loé trong đầu, con đường sẽ được mở ra sau đó.

 

Trích cuốn những câu nói cửa miệng tại Toyota.

Dịch: Trọng Nhân

Biên dịch: Sinh Côn

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan