Nhìn trên tiêu đề, hẳn nhiều người sẽ cho rằng “Có điều gì đó nhầm lẫn không?”. Bởi không ít người nghĩ rằng việc bắt tay ngay vào công việc là bí quyết khiến công việc tiến triển nhanh chóng.
Chúng ta thường nghe câu: “Công việc khó nhất là giai đoạn đầu cho tới khi bắt tay vào làm. Nếu dứt khoát vào việc rồi thì mọi chuyện sau đó sẽ diễn ra trôi chảy”
Đương nhiên, tôi cho rằng đây là nhận định đúng. Khi gặp phải một công việc phức tạp, chúng ta thường mất nhiều thời gian để bắt đầu nhưng đã chạm tay vào việc thì sau đó mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ. Tôi tin là nhiều người đã từng có kinh nghiệm này.
Tôi cũng thường xuyên trải nghiệm điều này.
Nhưng để có thể hoàn thành một công việc nhanh và chính xác phải chăng chúng ta nên “chuẩn bị” thật kỹ lưỡng? Đó là có nghĩa là “Chuẩn bị” trước khi bắt tay vào thực hiện là điều quan trọng nhất để công việc diễn ra trôi chảy.
Có 2 điều cần chuẩn bị trước khi vào công việc.
Điều đầu tiên, lựa chọn công cụ sử dụng, dọn dẹp sắp xếp sàng lọc xung quanh, để “chuẩn bị” một không gian thoải mái làm việc.
Điều cần “chuẩn bị “còn lại hãy quyết định thứ tự, cách thực hiện công việc và ghi chép lại cẩn thận. Nhưng cả hai đều có điểm chung là “cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào công việc”.
Và việc này rất quan trọng để công việc tiến triển.
Tôi xin được thay đổi câu chuyện một chút, đến bây giờ tôi đã từng tham gia nhiều kỳ thi lấy chứng chỉ. Các kỳ thi yêu cầu chúng ta phải giải quyết một lượng vấn đề lớn trong khoảng thời gian nhất định mà bình thường không dễ thực hiện. Hơn nữa, chúng ta còn phải cố gắng phải đưa ra nhiều câu trả lời chính xác nhất có thể khi làm đề thi.
Để có thể xử lý các câu hỏi trong đề nhanh và chính xác, việc “chuẩn bị” trước là điều rất quan trọng. Việc học ôn thi là điều đương nhiên. Nhưng không chỉ vậy, ngay cả việc “chuẩn bị” trong ngày thi cũng là một phần cần thiết.
Nếu nói một cách cụ thể, “chuẩn bị” ở đây là “quan sát toàn bộ câu hỏi trong đề trước khi bắt tay vào làm”, có những dạng câu hỏi nào, tờ ghi đáp án ra sao…là điều cần xác nhận tổng quát trước khi bước vào làm.
Hơn nữa, chúng ta phải quyết định phân bố thời gian làm bài. Chia nhỏ thời gian cho bài thi câu này bao nhiêu phút, câu kia bao nhiêu phút…và đương nhiên thời gian để kiểm lại bài cũng cần thiết.
Trước khi bắt tay vào bài thì việc “chuẩn bị” dụng cụ…cũng rất quan trọng. Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị trên, cuối cùng hãy làm bài.
Trong những kì thi bằng cấp kiểu này, cùng lúc giám thị lên tiếng “Bắt đầu làm bài!” thì hầu như mọi người sẽ bắt tay giải từ bài đầu tiên trong trạng thái tim đập chân run. Tuy nhiên, những người như vậy sẽ bị mắc vào những câu hỏi khó, mất nhiều thời gian dẫn đến trượt. Có thể nói rằng, họ đã không “chuẩn bị” trước.
Trong công việc cũng như một buổi thi đều có cùng một yêu cầu “đưa ra hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn”.
Khi thực hiện một công việc, trước hết bạn thử từ bỏ cách làm bắt tay ngay vào thực hiện.
Để công việc có thể tiến triển nhanh chóng, “thứ tự” đóng vai trò cần thiết. Ngoài ra, việc chuẩn bị một không gian, dụng cụ cũng rất quan trọng.
Bạn tuyệt đối không được lơ là công việc chuẩn bị trước khi bắt tay vào công việc. Công việc giống như một kỳ thi, việc chuẩn bị và lên kế hoạch chính là chìa khoá thành công.
“Sau khi được giao một công việc, lập tức bắt tay vào việc, thực hiện một cách mù quáng”
Nếu bạn là người đang thuộc tuýt người kiểu như trên, tôi khuyên rằng bạn nên một lần nhìn nhận lại phong cách làm việc của mình. Chắc chắn cách này sẽ mang lại cho bạn kết tốt.
POINT: Người làm việc nhanh chỉ bắt đầu làm sau khi đã xác nhận rõ ràng không gian và thứ tự công việc.
Biên dịch: TNhân
Biên tập: BuiLinh
Trích: Người làm việc nhanh, người làm việc chậm.