Lo lắng là một trong những chìa khóa của thành công

Khi tôi bắt đầu học lập trình web, đặc biệt từ lúc tìm kiếm công việc đầu tiên, tôi luôn cảm thấy lo lắng.

 

Nói thực, ban đầu nó giống cuộc chiến vậy. Tôi thường nghi ngờ bản thân – Tôi có thực sự phù hợp với lập trình không? Tôi có đủ thông minh? Tôi đã học đủ để đi xin việc chưa?

 

Chắc chắn nhiều người trong số các bạn cũng như tôi.

 

Nếu bạn muốn điều gì đó bạn chưa từng có, bạn phải làm những điều trước đây bạn chưa từng làm

 

Bạn có thể đã học lập trình một thời gian nhưng vẫn chưa đủ tự tin đi xin việc. Bạn thấy chưa sẵn sàng. Bạn có thể sợ bị từ chối. Tóm lại, sự thiếu tự tin khiến bạn lo lắng. Nhưng thật may mắn, hầu hết chúng ta ai cũng trải qua những cảm giác như vậy.

 

Tuy nhiên, chỉ những ai dám đối mặt với cảm giác đó mới là người chiến thắng. Họ dám nộp đơn xin việc đến tất cả những nơi họ có thể. Sau mỗi lần bị từ chối, họ không từ bỏ, tiếp tục đối mặt với khả năng bị từ chối lần nữa.

 

Bạn ơi, bạn có thể chưa sẵn sàng và có thể sẽ có rất nhiều trở ngại trên con đường đạt được công việc mơ ước. Nhưng nếu bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bạn sẽ thắng! Bạn bắt đầu luyện tập phỏng vấn, bạn có kinh nghiệm và bạn biết được đâu là điểm bạn cần cải thiện.

 

Hãy thử tưởng tượng:

  • Bạn muốn là người đã học lập trình 18 tháng, nhưng chưa bắt đầu xin việc, vì bạn cảm thấy lo lắng hoặc chưa sẵn sàng?
  • Hay bạn muốn trở thành người mới học lập trình được 6 tháng, nhưng dám bắt đầu đi xin việc? Bạn có thể cảm thấy lo lắng, và có thể bạn phải mất đến 6 tháng nữa mới quen với công việc. Nhưng sau 12 tháng từ khi được nhận, bạn đang được làm công việc bạn mơ ước.

 

Khi bạn có một công việc, cảm giác lo lắng vẫn sẽ không dừng lại

 

Tôi ghét JavaScript. Bởi vì nó rất khó.

 

Tôi là một lập trình viên khá tự tin, nhưng đôi lúc tôi thấy mình thích làm việc với những thứ dễ dàng hơn là tạo ra những thứ mới mẻ và nhiều thử thách.

 

Tôi biết, việc đón nhận những thử thách mới sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn, nhưng phản ứng đầu tiên của tôi là không muốn rơi vào trạng thái lo lắng, không biết mình nên làm gì tiếp theo.

 

Tuy nhiên, việc rụt rè như vậy sẽ cản trở sự phát triển của tôi. Điều đó hạn chế những gì tôi đã học, hạn chế tôi phát triển, và ngăn cản sự thành công lớn hơn của tôi.

Nơi những điều tuyệt vời xuất hiện…

Vùng an toàn là một vùng đất đẹp đẽ, nhưng sẽ không có thứ gì phát triển tại đó được

 

Điều tôi thường nói với bản thân mỗi khi rơi vào tình trạng lo lắng với công việc, đó là tôi đang có một cơ hội. Cơ hội thử những điều mới, học những kỹ năng mới và có thể dẫn đến những sự phát triển mới cho sự nghiệp của mình.

 

Vậy… đâu là chìa khóa dẫn đến những thành công liên tục?

 

Khi một cơ hội nào đó xuất hiện, bạn phải bắt lấy nó. Bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

 

Ví dụ với một nhà lập trình web như tôi, bạn sẽ phải ở trong trạng thái không bao giờ biết hết mọi thứ và liên tục đối mặt với những tình huống lo lắng. Đó là cái giá của sự phát triển.

 

Cảm thấy lo lắng đơn thuần là thứ bạn phải đối diện hàng ngày.

 

Bạn không thể loại bỏ cảm giác sợ hãi và lo lắng ra khỏi cuộc sống của mình. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ tự giới hạn những khả năng bạn có thể chạm tới và bạn không biết được bạn có thể đạt được những gì.

 

Ở trong vùng an toàn đồng nghĩa với sự lặp lại. Vì sự lặp lại thì đơn giản, nên nó cũng buồn tẻ và thiếu động lực. Nhưng nếu bạn muốn có nhiều hơn, muốn thoát khỏi một vòng lặp đi lặp lại, nếu bạn muốn tìm kiếm sự thành công, bạn cần phải ra khỏi vùng an toàn của mình. Đó là điểm khác biệt giữa những người thành công, nhiệt huyết, hạnh phúc với những người cảm thấy dễ chịu nhưng buồn tẻ.

 

Một khi bạn học được cách vượt qua sự sợ hãi, bạn sẽ ngạc nhiên bởi những gì bạn có thể học được, trong cả công việc và đời sống cá nhân của bạn.

 

Thành công không chỉ là những gì bạn đã làm, đó còn là những gì bạn truyền động lực cho người khác làm

 

Một trong những điều quan trọng nhất để thành công, đó là liên lục đẩy xa hơn giới hạn của bản thân. Khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn của mình và làm những điều khiến bạn thấy lo lắng, điều này cũng sẽ tạo cảm hứng tương tự khiến những người xung quanh dám hành động giống bạn.

 

 

Nguyễn Đăng Vũ 

Theo www.medium.freecodecamp.org

 

Nếu nghĩ có đến 60% khả năng thành công thì còn chờ gì mà không làm?

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan