Có lẽ hiếm có người nào chưa từng có suy nghĩ muốn bỏ công việc hiện tại. Ắt hẳn ai đang đi làm cũng đã từng nghĩ rằng muốn bỏ cái công ty này đi cho rồi.Lý do muốn nghỉ việc thì vô vàn, nào là công việc nhàm chán nản, mối quan hệ ủ rủ, lương thấp, môi trường làm việc tồi tệ..vv. Nhưng không phải đơn giản muốn nghỉ là nghỉ được. Vậy làm sao để kiềm chế được suy nghĩ “bỏ công ty”? Làm sao để lấy lại động lực để làm việc? Lần này chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc một số phương pháp có thể giúp bạn làm được những điều ấy.
Khi muốn nghỉ việc, hãy nhớ lại niềm vui trước khi vào công ty.
Chẳng có ai lại muốn nghỉ công ty khi mới bắt đầu nhận việc. Vài năm trước, khi mới vào công ty, bạn cũng đã từng ngập tràn động lực, hăng hái bắt tay vào công việc.
Khi đi tìm việc, lúc nào bạn cũng mong muốn mau chóng được nhận vào làm đúng không? Và cuối cùng thì ước muốn đó đã thành hiện thực. Hãy thử nhớ lại niềm vui lúc đó xem sao. Bước vào một công ty, trở thành một thành viên trong công ty đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Đừng xem nhẹ điều đó.
Hơn nữa, để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại, lời khuyên cho bạn là nên viết ra tâm trạng lúc mới vào công ty và trạng thái bây giờ vào một quyển sổ. Chỉ suy nghĩ trong đầu sẽ khiến mọi thứ hỗn loạn dù có cố sắp xếp ý nghĩ thế nào đi chăng nữa.
Hãy ghi cảm xúc khi mới vào công ty vào nửa đầu cuốn sổ: “Đã rất là vui vì nhận được công việc mình yêu thíc”, “nhẹ nhõm hơn khi đã quyết định con đường tương lai”, “đã có thể khiến cho bố mẹ yên tâm”… Hãy nhớ và ghi lại ít nhất 10 điều đã hiện lên lúc đó nhé.
Và tiếp theo đó, ghi lại trạng thái hiện tại. Từ mặt tiêu cực là công việc không tiến triển như mình nghĩ, bất mãn với cấp trên cho đến cả mặt tích cực như lương tăng một chút, nhận được đơn đặt hàng,…
Nếu cứ đăm đăm chỉ suy nghĩ muốn nghĩ công ty thì chắc chắn sẽ không đạt được tiến triển gì cả.
Cần phải ghi lại trạng thái hiện tại và trạng thái khi bắt đầu cuộc sống nhân viên, xác nhận lại kết quả, vị trí hiện tại của bản thân, đó mới chính là bước đầu tiên để tiến về phía trước.
Khi muốn nghỉ việc, hãy thử suy nghĩ sau khi đã nghỉ sẽ như thế nào
Sau khi đã hiểu một cách khách quan trạng thái hiện tại và trạng thái khi mới vào công ty, tiếp theo hãy thử suy nghĩ sau khi nghỉ việc sẽ ra sao. Đừng chỉ mơ hồ suy nghĩ nghỉ việc. Hãy ghi cụ thể vào sổ tay những gì mình nghĩ cần phải làm sau khi nghỉ việc công ty.
Đến khi có thể chính thức nghỉ, bạn phải trải qua nhiều bước phức tạp. Báo cáo cấp trên như thế nào, dự án hiện tại xử lý ra sao, thông báo đồng nghiệp, nói với bố mẹ, người yêu, bạn bè..vv.. Hơn nữa, sau khi nghỉ việc làm thế nào bảo đảm thu nhập, chi tiêu được bao nhiêu tháng nữa bằng tiền đã tiết kiệm..v.v
Hãy suy nghĩ và ghi cụ thể lại.
Hơn nữa, nếu nghỉ bây giờ thì việc tìm công ty tiếp theo rất quan trọng. Chính vì vậy, hãy suy nghĩ phải làm cái gì một cách cụ thể. Nếu bắt đầu xin việc mới thì bản sơ yếu lý lịch, phỏng vấn, các giấy tờ liên quan..vv. Có khá nhiều vấn đề phiền phức. Còn nếu bạn có ý định khởi nghiệp, hãy thử tự hỏi bản thân xem năng lực, bằng cấp, tiền vốn đã đủ chưa?
Hãy tưởng tượng cụ thể những thứ sẽ gặp phải sau khi nghỉ việc. Nếu làm vậy, chắc chắn bạn sẽ hiểu được rằng nghỉ việc không phải là một chuyện đơn giản. Sau khi ý thức được những khó khăn đó, hãy nhận thực lại vị trí mà bản thân.
Giữa việc cải thiện tình hình hiện tại và việc bắt đầu cái mới từ con số không thì đối với bản thân nên chọn cái nào, hãy tự mình đánh giá nhé.
Khi suy nghĩ muốn nghỉ việc, hãy suy nghĩ xem việc có thể làm được ở công ty là gì.
Sau khi biết được vị trí của bản thân, hiểu cụ thể những việc phải làm trong hiện tại thì hãy đến bước cuối cùng. Lần này là ghi lại việc mình có thể làm trong công ty.
Nếu như còn ở trong công ty thì ít nhất mỗi tháng vẫn có lương, vẫn có thể sử dụng kiến thức của mình, hay ứng dụng kỹ thuật đã học được vào công việc. Hãy xác nhận lại những việc mà mình thực hiện được chính là nhờ làm trong công ty.
Chẳng hạn như có thể vay được tiền, làm được thẻ tín dụng, không khiến người thân gia đình lo lắng, chính vì có sự thu nhập nên có thể tự sống một mình, có thể lên kế hoạch cho tương lai, có thể được tiếp tục nhận dự án trong nhiều năm tới. Nghĩ ra điều gì thì cứ ghi lại một cách cụ thể.
Hơn nữa, từ đó hãy suy nghĩ xem để có thể tiến lên một bước nữa cần phải làm gì?
Điều gì cần thiết phải làm nếu muốn năng lực công việc tăng lên, nên làm thế nào để cải thiện các mối quan hệ trong môi trường làm việc? Cần làm gì để được tăng lương? Hãy hướng bản thân tới những điều đó. Cho đến giai đoạn này, vì bạn đã nắm rõ cụ thể tình hình hiện tại nên chắc chắn sẽ tìm ra được phương pháp giải quyết phù hợp.
Muốn nghỉ việc là trạng thái nhân viên nào cũng từng gặp phải. Đừng khiến nó trở nên quá trầm trọng. Hãy suy nghĩ một cách tỉnh táo về: niềm vui khi nhận được thông báo trúng tuyển, rối loạn sau khi nghỉ việc một cách nhanh chóng..vv. Thì chắc chắn cảm xúc sở trên nên tốt hơn đi rất nhiều.
Khi cảm thấy đang gặp chướng ngại vật hãy thử liếc nhìn lại quá khứ và tương lai và xác định rõ vị trí bản thân. Sau đó hãy cố gắng suy nghĩ lạc quan về hiện tại.
Khi mốn nghỉ việc, hãy bình tĩnh phân tích quá khứ, tương lai và hiện tại. Để làm được điều đó thì tốt nhất hãy viết ra. Đầu tiên là cuộc sống kể từ khi bắt đầu vào công ty và so sánh với hiện tại bây giờ, xác nhận lại thành quả đạt được và vị trí bản thận hiện tại.
Sau đó hãy ghi cụ thể những việc phải làm khi rời khỏi công ty. Thử tưởng tượng ra cụ thể như: việc ăn nói với bố me, người yêu, phỏng vấn công ty mới..v.v. Chắc chắn bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của hành động nghỉ việc.
Và cuối cùng hãy thử suy nghĩ, nếu khi còn ở công ty thì có thể làm được gì? Hãy suy nghĩ về công việc tương lai. Sau đó hãy tự hỏi nên phải làm gì, làm điều gì bây giờ là quan trọng hơn. Đến đây, khi đã bước qua giai đoạn trên thì bản thân chắc chắn có được câu trả lời chính xác.
Khi muốn nghỉ việc, đừng đổ lỗi cho tình hình hiện tại không thuận lợi như mong muốn, hãy suy nghĩ lại cụ thể một cách bình tĩnh, từng bước từng bước một tiến về phía trước.
Biên dịch: Trọng Nhân
Nguồn: thechange.jp