Nhắc đến Toyota, phần lớn mọi người đều mang ấn tượng về những câu nói “Cắt giảm chi phí” hay “Giảm vốn đầu tư”.
Có một chuyên gia đào tạo nói rằng, từ thời còn trẻ khi ông còn làm công việc liên quan đến khâu lắp ráp của Toyota, ông vẫn luôn được hỏi “Có thể chế tạo sản phẩm rẻ đi dù chỉ là một yên hay không?”
Tuy nhiên, điều không được phép hiểu sai ở đây chính là việc đó không thể hiện ý nghĩa “Hãy keo kiệt, bủn xỉn”.
Dẫu có mua được vật liệu rẻ hơn dù chỉ là một yên nhưng nhanh chóng bị hỏng và chất lượng thấp thì cũng không có ý nghĩa. Thay vào đó, chi phí sản xuất lại bị tăng lên.
Đối với những nhân viên làm việc tại công xưởng chế tạo của Toyota việc nhập hàng rẻ không bao giờ là một người “Thương gia giỏi” trong công việc.
Trong phương thức sản xuất của Toyota có cách suy nghĩ cơ bản là “Dựa vào cách làm, chi phí sản xuất cũng sẽ thay đổi”
Vì vậy, có ý thức về chi phí sản xuất thì sẽ đưa ra được ý tưởng. Nghĩa là, việc sản xuất sản phẩm rẻ chính là công việc.
Ví dụ, trường hợp đang thúc tiến giảm vốn đầu tư, không suy nghĩ đến việc mua vật liệu rẻ, thay vào đó, suy nghĩ đến việc “Nâng chất lượng vật liệu và kéo dài tuổi thọ sản phẩm”. Dẫu mua vật liệu giá cao, nếu có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm lên 2 lần, 3 lần so với trước thì nếu nhìn bằng con mắt lâu dài nó sẽ liên kết với việc giảm vốn đầu tư.
Dẫu có mua với giá cực rẻ thì sau đó chính mình cũng sẽ gặp khó khăn
Hơn nữa, trong Toyota, để giảm vố đầu tư thì những nhân viên dưới công xưởng sẽ tự sửa chữa những thiết bị bị hỏng hóc để có thể tiếp tục sử dụng. Bởi vì nếu chỉ sử dụng tiền vào việc chế tạo sản phẩm thì toàn bộ vốn đầu tư sẽ quay lại.
Vì vậy, không có chuyện lập tức đem máy móc đi sửa hay mua mới để thay thế. Có những cách suy nghĩ như giữ cẩn thận những thứ hiện có, vượt lên bằng chính những thứ hiện có.
Dẫu là công ty của bạn không chừng cũng bị cấp trên cằn nhằn “Hãy giảm vốn đầu tư”, “Hãy giảm chi phí sản xuất”.
Tuy nhiên, chắc chắn bạn đang chọn phương pháp không dễ dàng.
“Mua với giá cực rẻ từ nơi giao dịch” không chừng sẽ đơn giản.
Tuy nhiên, công việc như vậy thì bất cứ ai cũng có thể làm được, và nếu nhìn bằng con mắt lâu dài, không chừng nơi giao dịch đang trên đà đi xuống và chất lượng sản phẩm cũng sẽ bị kém đi. Nếu như vậy, người gặp khó khăn sẽ chính là công ty của bạn.
Trước tiên, việc quan trọng là suy nghĩ xem có thể cắt giảm chi phí tại nơi làm việc của bản thân mình hay không.
Nếu thay đổi cách sản xuất thì sẽ ra sao, thay đổi vật liệu thì sẽ như thế nào, thay đổi quy trình của công việc thì sao, hãy thử xem xét từ nhiều hướng nhìn khác nhau. Dựa vào những việc đó, công xưởng sẽ suy nghĩ đưa ra được nhiều sáng ý độc đáo và công ty sẽ trở nên vững mạnh hơn.
Biên dịch: Kiều Chinh
Nguồn: Theo cuốn “トヨタ仕事の基本大全_ The ultimate business skills Toyota way”