Khái quát ngành nông nghiệp trồng trọt Nhật Bản (phần 1)

1. Cần thiết phải phân biệt rõ ràng loại đất phù hợp với cây trồng

Đất thì không phải tất cả đều giống nhau. Thông thường, đất được tuyển chọn sử dụng trong ngành nông nghiệp trồng trọt là đất có sự cân bằng giữa đất, không khí, nước, có khả năng giữ ẩm, thấm nước, thông khí tốt.
Dựa vào tỉ lệ cát chứa trong đất, đất được phân loại như sau.

Đất cát: Thành phần cát lớn, thành phần đất sét ít

Đất bùn: Chứa khoảng 30% đất sét, thích hợp trong trồng trọt

Đất sét: Cứng, dính, không thích hợp trong trồng trọt

Nguồn: dattrongcay.wordpress.com
Nguồn: dattrongcay.wordpress.com

2. Trước khi bắt đầu trồng trọt, việc “làm đất” là rất quan trọng

Trong việc trồng trọt, việc làm đất sao cho rễ cây có thể dài đủ mức, hút vừa đủ (không thừa, không thiếu) lượng nước, chất dinh dưỡng là rất quan trọng.

Vì vậy, trước khi bắt đầu trồng trọt, cần tiến hành cày, bừa, lật đất, làm cho đất đã cứng lại tơi xốp hơn. Việc đưa lớp đất dưới lên bề mặt, phơi nắng mặt trời trực tiếp gọi là “lật đất”. Việc này giúp hấp thu thành phần ôxy vào , làm tăng khả năng giữ ẩm, thông gió cho đất.

Nguồn: tranlogue.cocolog-nifty.com
Nguồn: tranlogue.cocolog-nifty.com

Mặt khác, tùy vào loại cây trồng khác nhau, có sự khác nhau về độ pH phù hợp của đất. Đất có độ chua quá lớn thì cần phải cải thiện đất trở thành đất phù hợp cho cây trồng phát triển.

Thông thường, ở Nhật Bản có nhiều đất có độ chua lớn, nên tiến hành rắc, chôn vôi để làm giảm độ chua cho đất. Các loại rau như rau chân vịt, xà lách, cà tím,…ghét đất chua.

Tuy nhiên, cũng có những loại cây thích hợp với đất chua như khoai tây, khoai sọ,…Do đó, cần phải tiến hành đo độ pH của đất, điều chỉnh độ pH của đất đến độ pH phù hợp với mỗi loại cây trồng.

3. Tiến hành luân canh để tránh tác hại của độc canh

Nếu liên tục trồng cùng một loại cây trên một diện tích đất thì sẽ xuất hiện hiện tượng cây sinh trưởng kém đi, lượng thu hoạch giảm xuống,…Để phòng tránh tác hại do luân canh, cần thực hiện biện pháp thay đổi cây trồng theo thứ tự, ví dụ năm sau trồng loại cây khác, năm sau nữa trồng loại cây trồng khác. Điều này gọi là “luân canh”.
Ngoài ra, có những đối sách khác để phòng tránh tác hại của độc canh cũng được tiến hành như cải thiện đất bằng phân bón, giải độc thổ nhưỡng nhờ ánh nắng mặt trời.

4. Không chỉ đất và nước, phân bón cũng trợ giúp cây trồng sinh trưởng

4.1. 3 chất dinh dưỡng chính của phân bón là đạm, lân, kali

Để cây trồng sinh trưởng, chỉ thành phần dinh dưỡng bao gồm trong đất là không đủ. 3 chất dinh dưỡng đạm, lân, kali ít có trong đất, được cây trồng hấp thụ nhiều được gọi là “3 chất dinh dưỡng chính của phân bón”.

Phân bón thì có loại phân bón hóa học có thành phần chính từ 1 trong 3 chất trên, hoặc kết hợp cả 3 chất trên, cũng có loại phân bón hữu cơ như phân bón nguồn gốc động vật, thực vật.

Phân đạm: (NH4)2SO4, CO(NH2)2,…

Phân lân: phốt phát già,…

Phân kali: muối kali,…

Phân hữu cơ: bã cá, bã hạt cải dầu,…

Phân gà, nguồn: www.tama5ya.jp
Phân gà, nguồn: www.tama5ya.jp
(NH4)2SO4, nguồn: www.tama5ya.jp
(NH4)2SO4, nguồn: www.tama5ya.jp
Bã hạt cải dầu, nguồn: blog.goo.ne.jp
Bã hạt cải dầu, nguồn: blog.goo.ne.jp
CO(NH2)2, nguồn: www.sanseibsn.com
CO(NH2)2, nguồn: www.sanseibsn.com

Ngoài ra, còn có nhiều loại phân bón khác nhưng, bằng việc bón đúng lượng phân vào đúng thời điểm, sẽ giúp cây trồng khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Cũng có khi tiến hành “chẩn đoán thổ nhưỡng”- đo nồng độ dinh dưỡng có trong đất.

4.2. Cần chú ý đến cả cách sử dụng phân bón

Cây trồng sinh trưởng, lớn lên nhờ ánh sáng, nước, và thành phần dinh dưỡng từ đất và phân bón.
Về cách thức bón phân, có 2 loại: bón phân sẵn trước khi gieo trồng cây, và bón phân sau khi gieo trồng cây, tùy theo vào mức độ cần thiết. Phân bón sẵn trước khi gieo trồng gọi là “phân bón cơ sở”. Phân bón cơ sở thì thường sử dụng những loại phân có tác dụng từ từ, từng chút một cung cấp chất dinh dưỡng cho cây như phân bón đã ủ chua có nguyên liệu từ phân bò, phân gà,…

Phân bón điều chỉnh theo mức độ cần thiết cho cây sinh trưởng, hay tiến độ thu hoạch, gọi là “phân bón thêm”. Phân bón thêm chủ yếu là loại phân bón có hiệu quả cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng, như phân bón hóa học,…
Phân bón cơ sở, hay phân bón thêm thì, đều không bón trực tiếp vào hạt hay rễ cây. Vì có thể dẫn đến việc hạt, rễ cây bị khô nếu bón phân trực tiếp vào. Thông thường, phân bón cơ sở được bón ở vị trí phía dưới bộ rễ cây, phân bón thêm được bón ở xung quanh gốc cây.

[divider]
Biên dịch: Hoàng Minh
Nguồn: Giáo trình cơ bản ngành trồng trọt Nhật Bản

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan