Ngành nông nghiệp vắt sữa bò Nhật Bản (phần 1)

Phần 1: Khái quát về nông nghiệp Nhật Bản

1. Nhật Bản là đảo quốc gồm nhiều đảo lớn, nhỏ

Nhật Bản nằm ở phía đông châu Á, nằm ở vị độ trung bình ở bắc bán cầu, được nối liền thành hình cánh cung từ 4 đảo chính Hokkaido, Honsyu, Shikoku, Kyusyu và nhiều đảo nhỏ.

Nguồn: japanmap.facts.co
Nguồn: japanmap.facts.co

2. Lãnh thổ có nhiều núi, rừng, ít bình nguyên, ít đất nông nghiệp

Lãnh thổ Nhật Bản có 2/3 là rừng núi, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 13%. Trong đó, có khoảng 1/2 là ruộng lúa, 1/2 còn lại là đất trồng rau, quả, hay đất trồng cỏ nuôi bò.

3. Khí hậu Nhật Bản gồm 4 mùa

Khí hậu Nhật Bản được phân chia 1 cách rõ ràng thành 4 mùa mỗi năm.

Mùa xuân (tháng 3~5): ấm áp, trăm hoa đua nở, màu xanh mơn mởn phủ kín cả núi đồi. Bắt đầu giai đoạn chuẩn bị cho ruộng lúa, hoa màu, là thời kì nông nghiệp bận rộn với những công việc như nuôi cây con, chuyển gieo cây con ra ruộng,…

Mùa hạ (tháng 6~8): nửa đầu mùa hè thì có nhiều mưa (mùa mưa phùn). Sau khi hết mưa phùn, bắt đầu mùa hè nắng nóng. Đây là thời kỳ có độ ẩm không khí cao, vô cùng nóng bức, nhưng là thời kỳ quan trọng với nông sản.

Mùa thu (tháng 9~11): là mùa thu hoạch. Bắt buộc phải chú ý đến thiệt hại do gió lớn, mưa lớn do bão đến. Nửa sau mùa thu, lá đỏ tạo nên màu sắc rất đẹp cho núi rừng.

Mùa đông (tháng 12~2): đến cùng với những chiếc lá khô héo, lạnh lẽo, có nhiều nơi tuyết rơi, tuyết phủ kín cả mùa đông. Mặc dù là thời kỳ nhiệt độ rất lạnh , nông nghiệp trong nhà kính vẫn rất nhộn nhịp, nhưng quản lý nhiệt độ là điều vô cùng quan trọng.

Nguồn: trungtamtiengnhat.org
Nguồn: trungtamtiengnhat.org

4. Nhật Bản kéo dài từ Bắc xuống Nam, có sự khác nhau lớn giữa khí hậu Bắc và Nam

Khoảng cách từ Hokkaido ở phía Bắc đến Okinawa ở phía Nam, là hơn 2500km. Vì vậy, ở Hokkaido, mùa đông dài, lạnh, tuyết cũng rơi rất nhiều. Mùa hè ngắn nhưng có nhiệt độ vừa phải, rất dễ sống. Ngược lại, Okinawa có khí hậu Á Nhiệt Đới, mùa đông ấm, mùa hè nóng, nhiều mưa.

Mặt khác, dù có cùng vĩ độ, nhưng do những luồng gió thổi theo mùa mà, khí hậu phía biển Nhật Bản và khí hậu phía biển Thái Bình Dương khác nhau. Vào mùa đông, phía biển Nhật Bản thì tuyết rơi nhiều, nhưng phía biển Thái Bình Dương thì dù nhiệt độ xuống thấp, nhưng vẫn khô ráo, trời nắng đẹp kéo dài liên tục. Vùng xung quanh Nội Hải Seto có khí hậu ấm áp, và ở những nơi cao ở trung tâm Honsyu thì có đặc trưng khí hậu mát mẻ vào mùa hè.

5. Tùy theo điều kiện khí hậu, trồng trọt nông sản khác nhau

5.1. Ví dụ, táo được trồng ở phía Bắc, quýt được trồng ở phía Nam

Quýt được trồng ở vùng có khí hậu ấm áp. Ở những địa phương có nhiệt độ trung bình hàng năm trên 15 độ C như tỉnh Shizuoka, tỉnh Wakayama, tỉnh Ehime,… ở khu vực Shikoku, hay tỉnh Nagasaki,… ở khu vực Kyusyu, có những khu vực trồng quýt lớn. Các nông trường quýt thường được lựa chọn ở những nơi khu vực dốc nghiêng có khả năng thoát nước tốt, nhiều nắng. Do việc thu hoạch ở khu vực dốc nghiêng rất vất vả, nên có nhiều biện pháp được sử dụng, ví dụ như làm đường ray cho xe thu hoạch di chuyển.

Vì táo thì thích hợp trồng ở khí hậu mát mẻ, nên được trồng ở phía Bắc Nhật Bản hay những khu vực cao ở trung tâm Honsyu. Đặc biệt, tỉnh Aomori, tỉnh Nagano là khu vực trồng táo nổi tiếng. Táo Nhật Bản gồm nhiều chủng loại, có đặc trưng là to, đẹp, đặc biệt có chủng “Fuji” là sản phẩm táo đại biểu. Quả chín vào mùa thu nhưng, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật bảo quản, chúng ta có thể ăn hầu như quanh năm.

5.2. Ngoài ra, cũng có những nông sản được phân chia rõ ràng ở phía Bắc và phía Nam

Khoai tây được trồng chủ yếu ở Hokkaido, khoai lang được trồng chủ yếu ở tỉnh Kagoshima. Quả anh đào được trồng nhiều ở khu vực lạnh, cây chè trồng nhiều ở khu vực ấm áp. Tương tự như vậy, có những nông sản dễ trồng hơn ở khu vực lạnh, có những nông sản dễ trồng hơn ở khu vực ấm áp. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ trong cải tiến giống, kỹ thuật trồng trọt, mà khu vực có thể trồng được đang ngày càng mở rộng.

6. Cây lúa được trồng ở khắp cả nước, chiếm khoảng 1/2 diện tích đất nông nghiệp

6.1. Cây lúa là loài cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Nhật Bản

Cây lúa vốn là cây trồng vùng nhiệt đới, cần có nhiệt độ cao và lượng mưa nhiều. Lúa được trồng từ xưa ở Nhật Bản, và nhờ vào tiến bộ trong cải tiến giống lúa, thiết bị trồng trọt lúa nước mà vùng trồng lúa đã được mở rộng rất nhiều đến phía Bắc.

Gạo là thực phẩm chính của người Nhật. Vì vậy, có rất nhiều nỗ lực đã được bỏ ra để tăng sản lượng thu hoạch. Mặt khác, để tăng thêm vị ngon cho gạo, cũng có rất nhiều nỗ lực được bỏ ra cho việc quản lý trồng trọt hay cải tiến giống lúa. Và kết quả là, gạo ngon đã có thể thu hoạch được ở hầu hết mọi nơi, diện tích trồng lúa cũng chiếm 1/2 tổng diện tích đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, do tổng lượng sử dụng gạo giảm xuống, có việc chuyển sang trồng nông sản khác hay, trồng lúa làm thức ăn gia cầm, gia súc, trồng lúa làm bột gạo.

Nguồn: www.japancrush.com
Nguồn: www.japancrush.com

6.2. Lúa thì 1 năm 1 vụ, lợi dụng nhiệt độ cao của mùa hạ

Do lúa là cây trồng nhiệt đới, nên nếu nhiệt độ và lượng nước phù hợp thì 1 năm có thể trồng 2 vụ, 3 vụ. Tại Nhật Bản, chỉ có 1 số nơi có thể trồng 2, 3 vụ 1 năm, thông thường thì “1 năm 1 vụ”, bắt đầu gieo vào tháng 5,6, thu hoạch 4 tháng sau đó.

Ở những nơi khí hậu lạnh như Hokkaido hay Tohoku, người ta lợi dụng đặc tính nhiệt độ ban ngày vào tháng 7,8 tăng cao để trồng lúa. Mặt khác, việc khác biệt lớn giữa nhiệt độ ban ngày và nhiệt độ ban đêm cũng là 1 điều thích hợp cho việc trồng lúa.

Tuy nhiên, do sự mở rộng của khí áp cao, lạnh phía Bắc, nhiệt độ trong thời kỳ mùa hạ quan trọng không tăng dẫn đến việc giảm mạnh sản lượng thu hoạch cũng đã từng diễn ra. Việc này gọi là “Thiệt hại do lạnh”. Mặt khác, do mùa thu hoạch là mùa thu, cũng là mùa bão gió, nên cũng có việc bị thiệt hại do lúa bị ngã đổ, bị cuốn trôi theo nước.

6.3. Trong việc trồng lúa, gieo trồng và thu hoạch đều được cơ giới hóa

Việc trồng lúa được thực hiện bằng 1 loạt các thao tác nhờ máy móc như làm đất, gieo mạ, gặt lúa,… Nhờ cơ giới hóa, thời gian lao động 1 năm đã giảm xuống.

7. Vùng trồng rau, củ thay đổi theo mùa

Với rau, củ, có loại thích hợp trồng ở khu vực lạnh, có loại thích hợp trồng ở khu vực ấm áp, nhưng nhờ tiến bộ cải tiến giống, kỹ thuật trồng trọt, khu vực có thể trồng đang mở rộng hơn.

Trong đó, bằng việc di chuyển vùng sản xuất từ Nam đến Bắc, từ vùng bình nguyên đến cao nguyên do lợi dụng điều kiện khí hậu, hiện tại đã có thể trồng trọt, thu hoạch trong thời kỳ dài hơn.

Ví dụ, “cải bắp mùa đông” được trồng nhiều ở khu vực ấm áp như tỉnh Aichi, tỉnh Chiba, “cải bắp hè thu” được trồng nhiều ở khu vực cao nguyên như tỉnh Gunma, tỉnh Nagano.

8. Nếu sử dụng nhà kính, có thể trồng rau, củ quanh năm

Bằng việc sử dụng nhà kính,…có thể trồng rau, củ trái mùa. Vào thời kỳ nhiệt độ xuống thấp vào mùa hè, thu, tạo ra điều kiện ấm áp, trồng trọt. Nếu làm vậy, có thể trồng rau, củ quanh năm. Có nhiều loại rau, củ được trồng trong nhà kính.

Ngoài ra, với phương pháp trồng trong nhà kính, có nhiều ưu điểm như việc rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, đẩy sớm, làm muộn thời kỳ thu hoạch, phòng tránh sâu bệnh nhờ điều chỉnh điều kiện môi trường trong nhà kính.

Mặt khác, do chi phí xây dựng, chi phí nhiên liệu chạy lò sưởi, hay nhà kính không chịu nổi sức nặng của tuyết phủ ở một số nơi tuyết quá dầy, dẫn đến ở một số nơi, việc đưa nhà kính vào sử dụng vẫn chưa thành hiện thực.

Với nhà kính, được trồng nhiều nhất là rau, củ, nhưng cũng được sử dụng để trồng hoa, cây ăn quả.

Nguồn: farmers-life.net
Nguồn: farmers-life.net

9. Chăn nuôi ở Nhật Bản được tiến hành trong điều kiện đất đai chật chội

9.1. Tại Nhật Bản, chủ yếu chăn nuôi bò, lợn, gà

Bò thì có bò lấy thịt, bò lấy sữa, gà thì có gà lấy trứng, gà lấy thịt.

Mặt khác, đối với bò và lợn, có 3 hình thức là kinh doanh nhân giống con non, kinh doanh vỗ béo, kinh doanh toàn bộ các khâu.

9.2. Với gia súc, không nuôi thả, mà nuôi trong nhà chuồng

Với khu vực có nhiều bò sữa, diện tích rộng lớn như Hokkaido, có nhiều nông trường với diện tích đồng cỏ lớn, nhưng với hầu hết những khu vực còn lại, do diện tích đất nhỏ, gia súc được nuôi trong nhà chuồng.

Thêm vào đó, cũng có sử dụng cỏ bò, nhưng chủ yếu vẫn là thức ăn chăn nuôi đậm đặc. Những thức ăn gia súc như bắp (ngô) thì phần nhiều là nhập từ nước ngoài.

[divider]

Hoàng Minh

Nguồn: Giáo trình cơ bản ngành vắt sữa bò Nhật Bản

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Ngành nông nghiệp vắt sữa bò Nhật Bản (phần 1)”

  1. Cảm ơn Khuyên đã quan tâm và comment chia sẻ. Khuyên có nguồn tài liệu chia sẻ kiến thức cơ bản về chính sách genhan, hay các chính sách được thực hiện trong từng giai đoạn từ những năm 60 đến giờ ko? H tìm nhưng chưa được tài liệu phù hợp. Cảm ơn nhiều nhé!

  2. Thực ra việc giảm diện tích trồng lúa là do một chính sách gọi là 減反 của Nhật đấy. Đây là chính sách giảm diện tích gieo trồng để làm tăng giá gạo, một chính sách bảo hộ, giúp làm tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa

Comments are closed.