http://tech.vietfujigroup.com/wp/2018/03/nhan-luong-tu-ai/
Đòn bẩy của phương thức sản xuất Toyota là “Kaizen” và “Giải quyết vấn đề”. Trong Toyota, ngay từ thời kỳ mới bắt đầu, kaizen và giải quyết vấn đề vẫn luôn được thực hiện, và hiện nay còn được các công ty của nước ngoài học tập theo. Cũng có thể nói rằng kaizen và giải quyết vấn đề chính là văn hóa đòn bẩy cho Toyota.
Trong Toyota, việc nhận ra vấn đề và kaizen vấn đề đó là kỹ năng cơ bản của nhân viên.
“Không có ai khó khăn hơn người không thấy khó khăn”
Ông Ono Taiichi, nguyên phó giám đốc Toyota, người đặt ra nền móng cho kaizen đã lưu lại câu nói với ý nghĩa “Không có vấn đề mới là vấn đề lớn nhất”.
Phát hiện ra vấn đề và tiến hành lặp lại các kaizen cũng chính là việc nuôi dưỡng con người và phát triển mạnh mẽ công ty.
Tuy nhiên, phần lớn các công ty đều đang đặt mình trong tình trạng “Dẫu có vấn đề cũng coi như không nhìn thấy vấn đề”.
Chuyên gia đào tạo Oshika Tatsumi đã nói rằng “Công việc đầu tiên sau khi đến bộ phận sẽ chỉ đạo là yêu cầu xác nhận lại vấn đề đang xảy ra”. Ví dụ, tại một bộ phận sẽ chỉ đạo nào đó không đạt được mức lợi nhuận công ty đã đặt ra. Khi ông Oshika hỏi rằng “Hành động của người phụ trách công việc đã rõ ràng chưa?” thì người điều hành khẳng định rằng “Cứ yên tâm vì đã có báo cáo hàng ngày rồi”.
Tuy nhiên, nếu gặp và nói chuyện trực tiếp thì nhận ra rằng thực tế có một bộ phận nhân viên không hề viết báo cáo hàng ngày. Dẫu phát sinh ra vấn đề không thể cộng hữu thông tin theo báo cáo hàng ngày, nhưng thực tế mọi người lại không nhận thức được đây là một vấn đề.
Trong công ty đó, sau khi vướng vào những vấn đề mà mọi người không nhận ra thì sẽ dẫn tới việc không thể đạt được mục tiêu doanh nghiệp.
Cằn nhằn rằng “Không thể… hơn nữa hay sao?”
Trường hợp của công xưởng chế tạo, nếu xuất hiện lỗi hay sự bất tiện thì nó sẽ trở thành hàng bị lỗi và hiện ra ngay trước mắt.Vì vậy, có thể nói rằng thật dễ dàng phát hiện ra vấn đề phải không?
Tuy nhiên, trường hợp của doanh nghiệp hay nội bộ văn phòng, có thể nói rằng rất khó để làm rõ ràng vấn đề và cho nó hiện ra trước mắt.
Ví dụ, dẫu trong kinh doanh hay dịch vụ, nếu không có hiện trạng rõ ràng như xuất hiện phàn nàn hay lợi nhuận giảm thì sẽ không thể nhận ra vấn đề. Bởi vì phần đông khách hàng đều không truyền đạt rõ ràng những bất mãn mà cứ thế rời bỏ đi. Hơn nữa, việc biểu thị tính sản xuất cũng như hiệu suất của công việc văn phòng bằng những con số chắc chắn là rất khó khăn.
Càng là nhân viên làm việc tại những nơi như vậy thì càng cần có những kỹ năng “Nhận ra vấn đề”.
Trong một thời gian dài, nếu làm cùng một công việc với cùng cách làm giống nhau thì dẫu có vấn đề nó cũng sẽ trở thành chuyện đương nhiên. Vì vậy, trong Toyota, mọi người đều tiến hành công việc với ý thức “Không có công việc nào là không có vấn đề”
Dẫu là công việc nào chăng nữa, dù ít hay nhiều thì chắc chắn cũng ẩn chứa vấn đề. Bước đầu tiên để nhận ra được vấn đề là luôn luôn có nghi vấn rằng “ Cách làm của công việc hiện tại không phải là tốt nhất”.
“Không thể thoải mái hơn nữa hay sao?”
“Không thể giảm thiểu được đồ đạc hơn nữa hay sao?”
“Không thể hoàn thành mà không tốn chi phí hơn nữa hay sao?”
“Không thể giảm được lãng phí nữa hay sao?”
Luôn cằn nhằn “Không thể…hơn nữa hay sao?” giống như thế này và tiến hành công việc thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra vấn đề.
Biên dịch: Kiều Chinh
Nguồn: Theo cuốn “トヨタ仕事の基本大全_ The ultimate business skills Toyota way”