[CHUYÊN ĐỀ] Kết nối với người tiêu dùng trong nông nghiệp Nhật Bản (Bài 1)

Tiếp tục loạt chuyên đề về “Nông nghiệp quy mô nhỏ Nhật Bản”, VietFuji xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc chuyên về về “Cách kết nối với người tiêu dùng”. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

Bài 1: Những thay đổi trong phương pháp kết nối với người tiêu dùng của khu vườn Furai

1. Liên kết các cơ sở thương mại trực tiếp và tiếp cận với phương pháp bán hàng qua Internet

Ngày nay, việc những người nông dân bán gạo trực tiếp do mình trồng đã không còn xa lạ. Học sinh đến thăm quan khu vườn đã rất ngạc nhiên khi tôi nói rằng “Trước kia, người nông dân không thể tự bán gạo do mình trồng”. Một thời gian sau khi tôi bắt đầu làm nông nghiệp, ở đâu đó cũng bắt đầu xuất hiện những cơ sở thương mại trực tiếp quy mô lớn kinh doanh nông sản của nông dân. Tôi nghĩ rằng từ thời điểm này cùng với việc xuất hiện của các cơ sở thương mại trực tiếp quy mô lớn tại các vùng miền thì vài trò của thị trường cũng như mối quan hệ giữa người nông dân và thị trường sẽ thay đổi.

Hơn nữa, dựa vào các cơ sở này mà việc gia nhập vào mô hình nông nghiệp mới của nông dân trở nên dễ dàng hơn. Giả sử nếu các cơ sở thương mại trực tiếp quy mô lớn hiện nay phát triển gần với thời kỳ tôi bắt đầu làm nông thì cách làm của tôi có lẽ đã thay đổi.

Sau 20 năm, sự phổ cập của Internet, Smartphone, máy tính bảng đã khiến các hình thái bán hàng cũng có nhiều thay đổi lớn. Năm 2000, có một cụm từ rất được yêu thích đó là “Cuộc cách mạng IT” (Cuộc cách mạng công nghệ thông tin). Ngày nay, nếu nhắc đến cụm từ cách mạng IT có lẽ sẽ bị mọi người cười và mỉa mai “Hả, nó là cái gì?”. Điều đó cho thấy IT ngày nay đã trở thành một phần đương nhiên của cuộc sống.

2. Internet giúp tôi tiếp cận với người tiêu dùng ở xa

Trước đây tôi thường dùng cụm từ “Tuy xa mà gần” để chỉ mối quan hệ giữa người nông dân với khách hàng. Khi mới bắt đầu xây dựng khu vườn Furai tôi đã liên hệ với các siêu thị gần với khu vực ông sinh sống để tiêu thụ rau.

Cách kết nối với khách hàng thay đổi qua nhiều thời kỳ

Tuy nhiên, dù người tiêu dùng ở rất gần tôi cũng không thể tiếp nhận phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Những khách hàng đã mua nông sản cũng không hề biết đó là sản phẩm được trồng tại ngay chính vùng mình đang sinh sống. Hơn nữa, nhân viên trong các siêu thị cũng chỉ xem các loại nông sản đó giống như bao sản phẩm khác trong siêu thị. Đứng về phía một người cung cấp sản phẩm mà không nhận được phản hồi từ khách hàng của mình, tôi cảm thấy rất buồn.

Ngược lại, phản hồi từ những khách hàng đặt mua rau thông qua Internet lại rất nhiều và tôi cũng dễ dàng trả lời thắc mắc từ phía khách hàng của mình. Thông qua trang chủ, tôi đã nhận được khá nhiều thư của khách hàng. Với cả những khách hàng chưa gặp mặt một lần nhưng tôi vẫn có cảm giác giữa chúng tôi đang có một một liên kết và giao lưu. Trong hai trường hợp này, đối tượng khách hàng nào sẽ mang đến cho bạn cảm giác gần gũi hơn? Khách hàng ở gần mà không có liên kết hay khách hàng ở xa nhưng bạn lại có mối liên kết giao lưu với họ. Và những mối liên kết đó đã tạo ra một lượng khách hàng thân quen ổn định cho khu vườn.

3. Tạo mối quan hệ thân thiết tuy khoảng cách ở xa

Cụm từ “ Tuy xa mà gần” ở đây được ông sử dụng để định nghĩa cho một mối quan hệ giữa người nông dân và người tiêu dùng. Họ tuy ở khá xa nhau về khoảng cách địa lý nhưng lại có một mối liên kết thân thiết và giao lưu vói nhau.

Như ở phần trước tôi đã giới thiệu, cùng với sự phát triển của thời đại thông tin thì đối với các công ty thương mại lớn họ có một sức mạnh rất lớn thông qua truyền thông như Tivi. Ngày nay, trong môi trường Internet đã được phổ cập thì cá nhân cũng có thể truyền bá thông tin rộng rãi về sản phẩm của mình với giá cả rẻ hơn rất nhiều.

4. Từ việc tạo mối quan hệ “Tuy xa mà gần” phát triển thêm mối quan hệ “Khu vực”

Dựa vào sự phát triển phương tiện truyền thông tôi đã tạo được mối quan hệ “Tuy xa mà gần” với khách hàng ở các vùng khác. Nhưng tới thời điểm này tôi cũng nhận ra rằng việc gặp mặt trực tiếp khách hàng và tạo ra mối quan hệ thân thiết mới thực sự quan trọng. Tôi định nghĩa mối quan hệ này là “Khu vực” (hình ảnh), và quyết định quay lại tập trung phát triển.

Tuy nhiên, đó không chỉ đơn giản là việc quay lại và gặp mặt khách hàng ở khu vực xung quanh nơi tôi đang sinh sống. Đó còn là việc phải đưa đến cho họ những thông tin cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng lần đầu tiên đến với cửa hàng rau của khu vườn Furai chia sẻ “Tôi tìm kiếm trên Internet, tôi đã rất ngạc nhiên rằng có một cửa hàng như thế này ở gần ngay nơi mình cư trú”. Tuy nhiên, ở “Khu vực” nhỏ thì việc buôn bán cũng có những giới hạn. Hiện nay, phạm vi “Khu vực” đã được mở rộng hơn, rất nhiều khách hàng dù ở cách xa khoảng 1 giờ ôtô cũng đễn tận cửa hàng của Furai để mua rau. Khu đất để làm nông nghiệp là nơi không thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu chúng ta tạo ra sự thay đổi từ nó ta có thể thu được kết quả lớn. Tôi có thể thấy được hiệu quả việc mở rộng mối quan hệ “Khu vực” nhờ vào việc tạo ra sự vững chắc trong mối quan hệ “Tuy xa mà gần”. Hiện nay, hiệp hội nông nghiệp trong khu vực cũng đang giới thiệu khu vườn Furai đến cho mọi người, một trường hợp điển hình cho trồng rau mà không sử dụng thuốc sâu hay các loại thuốc hóa học khác.

(Mời các bạn đón đọc tiếp bài 2: Thu nhập có thể tăng gấp 10 lần thông qua kết nối khách hàng hay không!?)

 Thực hiện: Ngocnguyen

Tài liệu tham khảo: Kỹ năng khởi nghiệp với nông nghiệp quy mô nhỏ – Nishita Eiki

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan