Thử sức với những khả năng không giới hạn của “Nông nghiệp”

Bài viết giới thiệu về  kinh nghiệm “xây dựng mô hình kinh doanh nông nghiệp mới (Ngành nông nghiệp số 6(1)) thông qua kết hợp nông nghiệp với du lịch” tại Nhật Bản.

(1) Mô hình nông nghiệp kết hợp giữa sản xuất – gia công – bán hàng.

1. Những nét đặc trưng của khu vực

Đảo Miyako ở vị trí 290 kilomet về phía tây nam của đảo chính Okinawa (Nhật Bản), tổng diện tích là 226 km2, dân số khoảng 55 nghìn người. Số hộ nông dân là 4700 hộ, diện tích canh tác của mồi hộ trung bình là 18400m2. Với địa hình bằng phẳng và khí hậu ôn hòa, đất được canh tác chiếm tỷ lệ cao 57%, khu vực này được trời phú cho những điều kiện phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi thì hàng năm vùng này cũng chịu sự tàn phá của các thảm họa tự nhiên như bão, khô hạn…Đất tại khu vực này giữ nước kém và không có sông ngòi do đó rất dễ dẫn đến khô hạn. Hơn nữa, do cách xa đảo chính nên nông dân tại đây phải chịu chi phí khá lớn để vận chuyển nông sản đến tay người tiêu dùng. Khu vực này được xem là nơi có sản lượng trồng xoài lớn nhất tỉnh Okinawa. Vào năm 2014, sản lượng thu hoạch được lên đến 760 tấn trên 74 hecta diện tích trồng trọt, chiếm 40% tổng sản lượng của tỉnh và con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải vấn đề lớn do khoảng cách xa, việc vận chuyển bằng thuyền đã vượt qua giới hạn khi lượng thu hoạch quá lớn, và dẫn đến tình trạng hàng tồn kho.

2. Những nét đặc trưng của nông trại Omine

  • Cuộc hành trình với nghề nông

Ông Uechi Noboru đã bất chấp sự phản đối của mọi người xung quanh để theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp của mình. Năm 20 tuổi (Năm 1977), sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 nông lâm và trường cao đẳng chuyên môn về làm vườn ông bắt đầu khởi nghiệp với nghề nông. Đảo mà ông sinh sống khá đặc biệt, trên đảo trồng chủ yếu là cây mía, công việc trồng dưa hấu cũng bắt đầu sớm hơn các vùng khác. Tuy nhiên, điều kiện trồng rau bị giới hạn và có khi phải mất cả nửa ngày cho công việc sử lý nước mặn.

Năm 1990, sau khi đập nước ngầm được xây dựng, ruồi đục trái bị tiêu diệt, đường bay trực tiếp tới Tokyo được thiết lập thì nông nghiệp trên đảo bắt đầu được đầu tư phát triển. Đây cũng là thời điểm ông Uechi bắt đầu trồng xoài với diện tích 3000 m2.

Ông Uechi – Chủ vườn xoài nổi tiếng ở Okinawa Nhật Bản (Nguôn: miyakomainichi.com)

Nông trại Omine đươc thành lập vào năm 2000 với 6 nhân viên và bắt đầu mở địch vụ nông viên du lịch vào năm sau đó. Hiện tại khu nông trại đã mở rộng diện tích lên tới 20000m2, số nhân viên tăng lên 10 người, các công việc trồng trọt được tiến hành đồng thời với gia công và bán hàng.

  • Những nỗ lực và khó khăn trong việc trồng và tiêu thụ xoài

Công việc trồng xoài được bắt đầu từ năm 1977. Tuy nhiên, đặc trưng về đất của đảo này tầng lớp đất mỏng và nồng độ Ph cao nên không phù hợp để trồng xoài. Để giảm bớt nồng độ chua của đất thì ông tiến hành chế tự tạo phân bón Bokashi(2). Đến năm 1995 ông mở rộng quy mô của nhà kính trồng lên đến 7500m2 và xây dựng thêm bãi để làm và chứa phân trộn.

(2) Bokashi là một phương pháp sử dụng kết hợp của các vi sinh vật để phân hủy chất thải thực phẩm và giảm mùi. Bokashi trong thuật ngữ của Nhật Bản là cho “che đi” hoặc “phân cấp”. Nó bắt nguồn từ thực tế của nông dân thế kỷ trước Nhật Bản các chất thải thực phẩm sẽ làm đất đai màu mỡ, nơi có chứa các vi sinh vật sẽ lên men các chất thải tạo phân hữu cơ. Sau một vài tuần, họ sẽ chôn các chất thải xuống tạo mùn. (Nguồn: Wikipedia)

Sang đến năm thứ 3, những trái xoài được bọc túi trong nhà kính bắt đầu chin, độ ngọt của xoài đo được vào khoảng 14 độ. Tuy nhiên lúc này ông bắt đầu nhận ra rằng sản phẩm thiếu thị trường tiêu thụ. Đầu tiên ông tập trung bán cho các siêu thị và các hợp tác xã nông nghiệp xung quanh nông trại. Tuy nhiên, xoài vẫn là một loại hoa quả còn khá xa lạ với người Nhật Bản nên số lượng không thể tiêu thụ không lớn như dự kiến. Để giới thiệu và thu hút sự quan tâm của người dân ở các vùng khác, ông tiến hành cho ăn thử và bán “Đặc sản xoài của đảo Miyako” tại các cửa hàng bách hóa ở vùng Hanshin. Ngoài ra ông còn tìm kiếm nơi tiêu thụ thông qua các tổ chức hợp tác ở vùng Kansai. Sau nhiều nỗ lực, ông cũng đã mang  thương hiệu xoài của đảo Miyako tới mọi người và mở rộng thị trường tiêu thụ mới ở các vùng khác.

  • Triển khai mô hình nông nghiệp mới thông qua việc kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch

Sau khi đường bay trực tiếp từ Tokyo được thiết lập thì số lượng khách du lịch tới đảo Miyako ngày càng tăng lên. Đến năm 1998, số lượng khách du lịch đã vượt qua 300 nghìn người. Vào thời gian này có khoảng 50 nghìn quả xoài đang ra trái trong vườn. Để có thể kêu gọi khách du lịch tới nông trại và tiêu thụ số xoài đang dần chín, ông đã xây dựng “nông viên du lịch” và tổ chức các buổi kiến học. Ông còn trồng thêm các vườn hoa giấy và hoa dâm bụt để khách đến vừa ngắm hoa, vừa mua xoài. Và mô hình nông nghiệp mới mà kết hợp nông nghiệp với du lịch được bắt đầu.

Ông Uechi kết hợp với công ty lữ hành tổ chức hoạt động thăm quan kiến học tại nông viên (Nguồn: miyakomainichi.com)

Nông trại Omine được thành lập từ năm 2000. Sang đến năm sau đó, ông đã mở “nông viên du lịch Utopia đảo Miyako”. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch không tăng trong vài tháng tiếp theo, hơn nữa vì tập trung vào cho việc thiết lập nông viên du lịch nên ông đã không thể xoay sở cho công việc quan trọng nhất của mình là trồng xoài. Ông nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục tình trạng này không thể duy trì nông trại nên đã điều chỉnh lại mọi việc. Ông thận trọng hơn với công việc trồng trọt bắt đầu với việc cải tạo đất. Trong khoảng thời gian đó ngoài bắt tay vào thiết kế các tờ rơi quảng cáo cho nông viên du lịch, ông còn cố gắng liên hệ với các công ty về xe bus du lịch, xe cho thuê và khách sạn và phương tiện truyền thông để giới thiệu về nông viên du lịch. Sau nhiều nỗ lực, khách đến khu nông viên du lịch không ngừng tăng lên. Khách tham quan đến đây sẽ được thưởng thức thực đơn của nông trại du lịch Utopia bao gồm các món ăn chế biến từ xoài.

  • Những đối sách chống chọi với thiên tai từ các chương trình huấn luyện phòng hại

2 năm sau khi nông viên du lịch được mở, các hoạt động bắt đầu đi vào quỹ đạo. Tuy nhiên đúng vào thời điểm này một cơn bão lớn với tốc độ gió tối đa tức thời lên đến 74m/s đã tấn công trực tiếp vào nông trại. Các cây cột điện bị đổ rạp trên đường dẫn đến tình trạng cắt điện liên tục hơn 2 tuần. Việc hứng chịu hậu quả thảm khốc của thiên tai khiến ông rơi vào sự tuyệt vọng. Khi đó, những người con của ông hiện đang sống ở đảo chính Okinawa đã đến thăm, và viết một lá thư với tựa đề “Bố đừng từ bỏ giấc mơ của mình nhé”, và để lại một số tiền mặt là 10 vạn yên rồi ra về. Đến giờ ông vẫn xúc động mỗi khi kể lại câu chuyện đó. Nhờ vào sự động viên khuyến khích từ gia đình và sự hỗ trợ của các nhân viên, ông đã bắt tay vào công việc khôi phục lại nông viên. “Đây là một kinh nghiệm mà cho đến giờ tôi cũng không thể nào quên” ông chia sẻ.

Sau lần đó, ông bắt đầu tiến hành các hoạt động huấn luyện và áp dụng các biện pháp phòng chống thiên tai như lựa chọn các loại nguyên liệu nilon có sực chịu gió tốt cho nhà kính, hay trồng thêm cây cản gió…Nhờ đó công việc trồng trọt và thu hoach đã được đảm bảo ổn định.

Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Thử sức với những khả năng không giới hạn của “Nông nghiệp””

  1. nam

    bài viết hay thật anh ạ

Comments are closed.