1. Những câu chuyện thực tế
Ở Daviplata (một vùng đất thuộc Colombia) có tới 38% dân cư không có tài khoản ngân hàng. Nhưng lại có tới 105% dân cư sử dụng điện thoại di động. Các ông chủ ngân hàng muốn khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ làm như thế nào đây. Ý tưởng sáng giá ở đây là cho ra mắt dịch vụ ví điện tử Movistar. Đây là một dịch vụ có tính cách mạng, cho phép mọi người dễ dàng quản lý tiền và các chi tiêu của họ thông qua điện thoại mà không cần mở một tài khoản. Kết quả là dịch vụ này đã được rất nhiều người sử dụng.
Một câu chuyện thú vị nữa đáng để chia sẻ, đó là về Mr.John – người sở hữu hàng loạt khách sạn trên thế giới. Ông thường nghỉ ở các khách sạn khác để xem đối thủ làm gì? Có lần ông nghỉ lại một khách sạn ở Thái Lan. Sau 1 năm, ông quay lại lần thứ 2 và rất ngạc nhiên khi người tiếp tân nhận ra ông. Ông cho rằng khách sạn đã sử dụng camera nhận diện khuôn mặt. Nhiệm vụ của camera sẽ là chụp ảnh khách hàng rồi so sánh chúng với các khuôn mặt đã lưu trong cơ sở dữ liệu và nhắc lễ tân chào khách nếu người khách được nhận diện là từng đến đây… Tuy nhiên, sau đó ông biết rằng họ không dùng phần mềm nào để nhận diện ông cả. Giải pháp của khách sạn rất đơn giản, đó là dùng mạng lưới du lịch và taxi để nhận dạng. Khách sạn có sẵn một thỏa thuận với các tài xế này. Trên hành trình từ sân bay về khách sạn, các tài xế sẽ trò chuyện với khách hàng và tỏ ra tình cờ hỏi chuyện xem họ đã từng ở khách sạn đó chưa và thông tin về khách sạn. Tất nhiên, khách sạn sẽ phải trả tiền cho “dịch vụ” đó.
Các câu chuyện trên đều liên quan đến nguyên tắc và công cụ sáng tạo mà chúng tôi trình bày dưới đây.
2. Các nguyên tắc sáng tạo SIT
Về cơ bản có 8 nguyên tắc sau:
1. Think inside the box/Closed world (tư duy hướng nội)
2. Qualitative Change (Thay đổi về chất)
3. Function Follows Form (Chức năng phụ thuộc hình thái)
4. Path of Most Resistance (Đường lực cản lớn nhất)
5. Cognitive Fixedness (Sức ỳ tư duy)
6. Functional Fixedness (Sức ỳ tư duy về chức năng)
7. Structural Fixedness (Sức ỳ tư duy về cấu trúc)
8. Near Far Sweet (Điểm hoàn hảo)
Chúng ta sẽ đặc biệt lưu tâm hai nguyên tắc 1 và 3.
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của SIT là “Closed World”: Đóng cửa với thế giới bên ngoài, chỉ nhìn vào tài nguyên trong tay. Chúng ta không tự nhiên tạo ra sản phẩm mới, mà trước hết nên dùng các tài nguyên có sẵn quanh ta để thay đổi sản phẩm đang có.
Nguyên tắc số 3 là Function Follows Form (nguyên tắc 3F ). Đa số mọi người nghĩ rằng sáng tạo là bắt đầu bằng một vấn đề rồi mới tìm lời giải. FFF đề xuất ngược lại: bắt đầu bằng một lời giải trừu tượng rồi tìm ngược đến vấn đề. Nghiên cứu cho thấy chúng ta dễ tìm lợi ích cho cơ chế có sẵn (đi từ lời giải) hơn là tìm cơ chế đáp ứng lợi ích cho trước (đi từ vấn đề). Ví dụ, nếu bạn được hỏi: “Có lợi ích gì khi bình sữa đổi màu theo nhiệt độ sữa?”. Bạn sẽ nghĩ ngay đến việc nó sẽ giúp làm em bé không bị bỏng. Nhưng nếu được hỏi: “Làm sao có thể chắc chắn về nhiệt độ sữa để em bé không bị bỏng?”, thì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian mới nghĩ ra cách đổi màu (hoặc bó tay). Theo nguyên tắc này, bạn có thể dùng các kỹ thuật trên để tạo ra hình thái (Form), và sau đó nghĩ các chức năng (Function) mà Form đó có thể làm.
Nguyên tắc “hình thái trước, chức năng sau” khuyến khích chúng ta mạnh dạn thay đổi hình dạng trước, rồi hãy xác định công dụng mới cho sản phẩm. SIT đưa ra một số công cụ để thực hiện các nguyên tắc này, chủ yếu là thay đổi và sắp xếp thứ tự các thành phần cấu tạo nên sản phẩm.Nguyên tắc này được áp dụng nhiều trong quá trình tái sử dụng (nghĩ ra ứng dụng mới cho những thứ đã bỏ đi).
Các nguyên tắc này cũng rất phù hợp với hoàn cảnh, lịch sử của người Israel. Đây là một quốc gia bị hạn chế nhiều về tài nguyên thiên nhiên (chỉ có gần 8 triệu dân với hơn 50% diện tích đất là sa mạc). Lịch sử trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, dân chúng thường xuyên phải đi di cư. Chính vì thế, người Israel cần tính toán mọi thứ rất kỹ lưỡng để hạn chế tối đa việc lãng phí. Sản phẩm làm ra phải đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dùng để thành công nhanh, tránh rủi ro do thay đổi tình hình chính trị xã hội. Với một nửa diện tích là sa mạc, Israel đã tìm cách nuôi cá và trồng trọt ngay trong sa mạc với hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt và cảm ứng nhiệt để đảm bảo lượng nước tưới và hạn chế lãng phí. Hệ thống này đã giúp Israel tiết kiệm hàng trăm triệu USD mỗi năm và đưa nước này trở thành nhà cung cấp hoa màu lớn cho châu Âu; Hà Lan cũng đang phải nhập hoa của Israel.
Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2
Ý em là ở đây có fan cụ Thành k dzậy?
Đọc chả hiểu gì 🙂
Nam Thai Nguyen