Các nguyên tắc và công cụ tư duy SIT – Tư duy hệ thống

3. Năm công cụ sáng tạo

* Phép trừ (Subtraction): bỏ bớt một thành phần quan trọng của sản phẩm và thử xem “sản phẩm ảo” được cấu thành bởi các thành phần còn lại có thể dùng làm gì. Cách này trái ngược với việc cố đưa thêm thành phần mới vào sản phẩm. Những chiếc máy tập chạy bộ tại nhà là một ví dụ. Hay như viên thuốc tâm lý kỳ lạ placebo, tác động mạnh mẽ của nó chủ yếu dựa trên nguyên lý ám thị. Khoa học đã chứng minh placebo có thể giúp phục hồi nhiều chứng bệnh, đặc biệt khi người bệnh được bác sĩ khuyến cáo: “đây là viên thuốc hiệu quả nhất…!”.

* Phép nhân (Multiplication): nhân một thành phần nào đó của sản phẩm lên và dùng cho việc khác. Ví dụ băng dính hai mặt hoặc chiếc thẻ sinh viên hiện nay có thể dùng thêm tính năng thẻ ngân hàng và thẻ thư viện.

* Phép liên kết thuộc tính (Attribute Dependency): thiết lập thuộc tính của sản phẩm phụ thuộc vào nhau. Ví dụ điện thoại thông minh smart phone có thể cung cấp thông tin ATM, coffee, cửa hàng gần đó trên cơ sở vị trí của chủ điện thoại (check in ).

* Phép chia (Division): chia một sản phẩm thành nhiều phần khác nhau nằm ở những khu vực khác nhau tùy tình huống sử dụng. Tách điều khiển ra khỏi TV hay cách thức chia bạn bè kiểu facebook, google plus là những ví dụ hoàn hảo.

* Phép hợp nhất (Task Unification): thêm chức năng cho một tài nguyên sẵn có, hay gộp nhiều chức năng vào trong một thành phần.

Năm công cụ này có thể gọi tắt là SMADT (viết tắt của các chữ cái đầu và về xét về chữ, gần giống với quy tắc SMART nổi tiếng). Trong các công cụ trên, 1/3 ý tưởng được hình thành trên nguyên tắc liên kết thuộc tính. Với năm công cụ và hai nguyên tắc cơ bản trên, SIT được coi là phương pháp tối ưu dành cho các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp, giúp tạo ra sản phẩm mới hay phát triển thị trường. SIT trả lời được câu hỏi cần tư duy và hành động như thế nào để vươn tới thành công.Nhiều ví dụ cho các công cụ và nguyên tắc SIT đang hiện hữu quanh ta và rất phổ biến như: máy ATM (các nhà băng lược giản vai trò của nhân viên ngân hàng, tạo ra một chiếc máy có cùng chức năng, gọn nhẹ và tiết kiệm), hay máy tính bảng iPad (các công ty tối giản và thay đổi cấu trúc của máy tính để bàn cùng điện thoại di động để tạo ra một sản phẩm cầm tay mới mẻ và hữu dụng).

Còn bạn, bạn đã nghĩ ra ý tưởng sáng tao gì mới chưa và nếu có thể, tại sao bạn không thử dùng SIT để thành công hơn.

Tác giả: Trần Nam Thái

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

3 thoughts on “Các nguyên tắc và công cụ tư duy SIT – Tư duy hệ thống”

  1. Ý em là ở đây có fan cụ Thành k dzậy?

  2. Đọc chả hiểu gì 🙂

Comments are closed.