Vật liệu in 3D có độc hại hay không ?

Một nghiên cứu mới đây từ Đại Học California, Riverside (UCR) đã cho thấy tính độc hại ẩn chứa trong các vật liệu in 3D phổ thông. Thí nghiệm được tiến hành trên phôi cá, và cho kết quả có thể sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về các quy chuẩn liên quan đến công nghệ in 3D. (Ảnh: UCR)

Máy in 3D vẫn ngày càng phổ biến, và xuất hiện nhiều trong các ngành công nghiệp, từ chế tạo giày dép cho đến xe máy, siêu xe. Những băn khoăn về độ độc hại của vật liệu in 3D phổ thông thường được bỏ qua với người sử dụng bình thường, tuy nhiên các nhà khoa học đến từ UCR thì không. Thật ra về cơ bản dự án này (tìm hiểu về độ độc hại của các sản phẩm in 3D) được tiến hành một cách rất tình cờ khi phó giáo sư William Grover mua một máy in 3D để dùng riêng trong lab phục vụ việc nghiên cứu phôi cá ngựa vằn (zebrafish). Tuy nhiên các sinh viên cao học đã phát hiện ra rằng phôi cá ngựa vằn có xu hướng chết đi khi tiếp xúc với vật liệu in 3D.

Nghiên cứu của họ được tiến hành trên hai loại máy in phổ thông khác nhau: một loại sử dụng ánh sáng để làm hoá rắn nhựa lỏng, và một loại (rẻ tiền hơn) sử dụng nhựa nóng chảy để tạo hình. Cụ thể họ sử dụng Form 1+ từ công ty Formlabs để xử lý nhựa lỏng và Stratasys Dimension Elite để xử lý nhựa nóng chảy.

Cả hai máy in được sử dụng để tạo ra một đĩa nhựa có đường kính 2.5cm. Sau đó nhóm nghiên cứu đặt chúng vào một đĩa khác có chứa các phôi các ngựa vằn. Số liệu được thu thập ở đây vào có tỷ lệ sống sót và tỷ lệ nở.

Kết quả cho thấy cả hai sản phẩm in 3D đều gây hiệu ứng ngược đến tỷ lệ sống sót và tỷ lệ nở, mặc dù vật liệu nhựa lỏng có ảnh hưởng mạnh hơn. Có khoảng một nửa số phôi bị chết chỉ sau ba ngày, và sau khoảng một tuần thì toàn bộ phôi đều không còn dấu hiệu sống sót. Không chỉ vậy, kể cả những phôi đã nở cũng có dấu hiệu phát triển dị thường với tỷ lệ 100%.

Tất nhiên, nghiên cứu này không chỉ nêu về những điểu tiêu cực mà còn có cả thông tin tích cực. Để xử lý độc tố trong các sản phẩm gốc nhựa lỏng, các nhà nghiên cứu thử nghiệm đặt chúng trong ánh sáng tử ngoại (UV) trong một tiếng. Theo đó độc tính trong các sản phẩm in 3D đã giảm xuống đáng kể. Và các nhà khoa học, tất nhiên sẽ không bỏ lỡ cơ hội đăng ký bản quyền cho công nghệ này.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Enviromental Science and Technology Letters.


Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag

Link công bố:

S. M. Oskui, G. Diamante, C. Liao et al., “Assessign and Reducing the Toxicity of 3D-Printed Parts”, Environ. Sci. Technol. Lett., November 2015.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan