Tổng thể ngành chế dược phẩm Nhật Bản

medications-257346_1920
Cây dược phẩm là nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất các loại dược phẩm (ảnh: jarmoluk)

Bên cạnh những ngành công nghiệp nổi tiếng quy mô toàn thế giới thì Nhật Bản còn được biết đến là một quốc gia rất mạnh về ngành chế dược phẩm. Điều thú vị đó là cũng giống như sự nghèo nàn về các nguồn tài nguyên khoáng sản, Nhật khá bị động về nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến dược phẩm này. Phần lớn các nguồn nguyên vật liệu từ thực vật (khoảng 65%) Nhật Bản phải nhập từ Trung quốc và các quốc gia khác. Việt Nam cũng là một quốc gia có sự đa dạng về chủng loại các loại cây dược liệu, tuy nhiên trong mối quan hệ thương mại về ngành này Việt Nam vẫn chưa hề có tên tuổi. Có khi nào một ngày nào đó Việt Nam ta sẽ thành bạn hàng trực tiếp với Nhật Bản về cây dược liệu thay vì phải qua anh bạn trung gian Trung Quốc không nhỉ. Trước khi bàn về vấn đề này, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn về tổng thể ngành chế biến dược phẩm của Nhật Bản.


 

 Thông tin cơ bản (số liệu niên độ 2013-2014)

  • Quy mô toàn ngành: 103 tỷ USD

 

  • Lợi nhuận: 13.6 tỷ USD

 

 

  • Mức độ tăng trưởng trong vòng 5 năm gần đây: +3.5%

 

 

  • Tổng tài sản sở hữu: 194 tỷ USD

 

 

  • Số lao động trong ngành: 83642 người

 

 

  •  Trung bình độ tuổi lao động: 41.0 tuổi

 

 

  • Thu nhập trung bình của lao động trong ngành: 71.000 USD/năm

 

 

 


 

 Hiện trạng và những biến động gần đây

Trong 10 năm đổ lại đây, ngành chế biến dược phẩm giữ mức tăng trưởng dương liên tục. Theo số liệu thống kê, ngay trong niên độ 2013-2014, doanh số bán hàng của 73 công ty trong ngành dược phẩm Nhật Bản đạt mức 103 tỷ USD bằng 2/3 tổng GDP của Việt Nam tại cùng thời điểm. Gần đây trong ngành chế biến dược phẩm của Nhật Bản đang có những chuyển biến bao gồm tái cấu trung doanh nghiệp, hợp nhất các công ty, M&A…Tháng 4 năm 2007, công ty Sankyou và Daiichi thống nhất trong hoạt động kinh doanh, và cho ra đời công ty Daiichi-sankyo. Sau đó một năm, công ty này mua phần lớn cổ phần của công ty chế dược lớn của Ấn Độ, Ranbaxy và biến công ty này thành công ty con của Nhật Bản. Năm 2009, công ty Dainippon Sumitomo mua lại công ty Sepracor Inc. của Mỹ. Năm 2012, công ty Takeda của Nhật Bản mua lại URL Pharma (Mỹ) và 19 công ty con của công ty này. Nếu xét trên sân chơi toàn cầu, Nhật Bản cũng chưa thể làm bá chủ được. Takeda là công ty đứng đầu Nhật Bản với doanh thu hàng năm là 15 tỷ USD nhưng cũng chưa lọt vào top 10 của thế giới. Do đó, cùng với quá trình mua lại các công ty dược phẩm nước ngoài, các công ty Nhật Bản đang có tham vọng chiếm lĩnh thị trường dược phẩm trên phạm vi toàn cầu.


 

Chế dược phẩm của Nhật đứng vị trí thứ 2 thế giới về thị trường

Dưới đây là bảng số liệu về vị trí các quốc gia dẫn đầu về thị trường trong lĩnh vực chế dược phẩm trên toàn thế giới. So với năm 2000, thị phần mà Nhật chiếm giữ có phần giảm xuống nhưng xét về tổng thể giá trị tuyệt đối doanh số bán hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng và giữ đứng ở vị trí thứ 2 một cách an toàn sau Mỹ.  

15-10-28-Tong the nganh che duoc pham Nhat Ban-1
Nhật Bản an toàn ở vị trí thứ hai về thị phần dược phẩm


Top 10 công ty đứng đầu Nhật Bản về ngành chế dược phẩm

Dưới đây là danh sách 10 công ty chế dược đứng đầu Nhật Bản.

 

15-10-28-Tong the nganh che duoc pham Nhat Ban-2
Danh sách 10 công ty dược phẩm đứng đầu Nhật Bản (số liệu năm 2013-2014)

 


Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn
Tham khảo:

http://gyokai-search.com/3-iyaku.htm
http://www.jpma.or.jp/about/issue/gratis/guide/guide12/12guide_08.html

Kỳ sau: Nhu cầu nhập cây dược liệu của Nhật Bản


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan