3 sự thật đáng ngạc nhiên về sức sáng tạo

(Nguồn ảnh:Getty Image )

Hiện nay trên thị trường có vô vàn các thể loại dịch vụ để dạy bạn cách sáng tạo. Đầy rẫy các tài liệu chỉ cách sáng tạo cũng có trên google nếu bạn tìm kiếm, hoặc đến các trung tâm thì cũng có cả núi những bài tập, bí quyết để giúp bạn “sáng tạo”. Nhưng đáng tiếc, các bạn sẽ khó có thể kiếm được câu trả lời cho những câu hỏi căn bản hơn cả: Thế nào là sáng tạo? Nó từ đâu mà ra? Ai có thể sáng tạo? Ở trong trạng thái sáng tạo có cảm giác như thế nào?

May mắn thay, bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên trong bài báo Ăn, Cầu Nguyện và Yêu của tác giả Gilbert, đã được đăng tải trên trang TED blog. Những suy nghĩ sâu sắc của tác giả sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn căn bản về thứ bạn cho rằng là “sáng tạo”.

1. Chỉ cần còn đang sống là bạn đang sáng tạo

Chúng ta thường có xu hướng suy nghĩ rằng sáng tạo là một phẩm chất đăc biệt của con người. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn không tin và nói rằng; “Tôi không hề sáng tạo”, hãy thử thay từ “sáng tạo” thành “tò mò” xem sao.

Hãy cố gắng giải phóng bản thân khỏi sức nặng của từ “sáng tạo”, vì bạn đang trói buộc bản thân tin rằng sáng tạo chỉ là đặc quyền của một bộ phận nhỏ nhóm người đặc biệt, chuyên gia. Sáng tạo bao giờ cũng xuất phát từ sự tò mò, nên có lẽ bạn có thể tự tin rằng bản thân mình cũng hoàn toàn có khả năng sáng tạo. Một khi bạn cho phép bản thân truy cập vào sự tò mò, theo dấu nó đến bất cứ chỗ nào, đến một lúc nào đó, bạn sẽ đột nhiên nhận ra rằng bạn đang có một cuộc sống đầy sự sáng tạo hơn là bạn nghĩ.

2. Bế tắc cũng là một phần trong quá trình sáng tạo

Có thể điều khiến bạn nghĩ mình không có sức sáng tạo là do khi tham gia vào các dự án mới, bạn thường xuyên bế tắc. Tin mới dành cho bạn đây: bất cứ ai cũng sẽ bế tắc. Gillbert cho biết cô đã chứng kiến không biết bao nhiêu con người đầy tài năng nổi giận hay bực bội dọc con đường làm việc của họ, thậm chí tệ hơn, họ còn từ bỏ và đầu hàng khi gặp phải những chướng ngại cản trở. Họ đổ lỗi cho những khó khăn ấy cản trở quá trình sáng tạo. Sự chán nản này thực tế lại xuất phát từ một hiểu nhầm căn bản về mối quan hệ giữa sáng tạo và bế tắc.

Theo Gillbert, bực bội, bế tắc, khó khăn, lo lắng có bản chất là một phần nằm trong quá trình sáng tạo. Vì thế hãy dừng việc cố tìm giải pháp để khiến sự sáng tạo dễ dàng hơn. Không hề có cách nào làm được điều đó, nếu bạn không đổ mồ hôi, công sức, đồng nghĩa với việc kết quả đưa ra không hề có tính sáng tạo.

3. Nỗi sợ cũng có thể kiểm soát được

Sáng tạo và sợ hãi luôn là đôi bạn đi chung, nhưng theo Gilbert, bạn không nên quá lo lắng vì điều đó. Nỗi sợ hãi là một trong những điều cơ bản nhất làm nên con người, làm tăng khả năng sinh tồn của con người. Hơn hết, nó hoàn toàn có thể được kiểm soát một cách khá trực tiếp, vì bạn thông minh hơn hẳn so với các loài vật chỉ hành động theo bản năng.

Hãy cố gắng giao tiếp với nỗi sợ hãi xuất hiện khi bạn đang chuẩn bị sáng tạo một thứ gì mới. Hãy để nó biết rằng: “tôi chỉ viết một bài thơ thôi, chứ có phải đi tự sát đâu?”. Đừng cố đối chọi với nỗi sợ, chỉ tốn sức chứ không được gì cả, thoả thuận với nó và tiến lên phía trước.


Nguồn: Inc 

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan