Hoạt động TQC (Total Quality Control) là cụm từ dùng để chỉ những hoạt động được thực thi với sự tham của tất các phòng ban, bộ phận (kinh doanh, sản xuất, phát triển…) và tất cả các thành viên (từ giám đốc, quản lý tới nhân viên) nhằm mục đích duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tùy theo từng doanh nghiệp mà các hoạt động về TQC sẽ khác nhau, bài viết này sẽ giới thiệu đinh nghĩa hoạt động TQC của Aisin Seiki – một doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất các thiết bị và linh kiện máy móc của Nhật Bản.
“Hoạt động TQC bao gồm các hoạt động quản lý liên quan đến toàn bộ nhân viên nhằm cải thiện năng lực của doanh nghiệp và đạt được mục đích kinh doanh trên cơ sở là những suy nghĩ mang tính quản lý chất lượng.
Suy nghĩ mang tính quản lý chất lượng ở đây sẽ được hiểu như sau:
– Cách suy nghĩ mà tạo ra trách nhiệm trong mỗi nhân viên trong toàn doanh nghiệp
– Cách suy nghĩ đứng trên lập trường của người tiêu dùng
– Cách suy nghĩ sử dụng linh hoạt vòng quay PDCA (Plan – Do – Check – Action)”
Khi nói về các hoạt động TQC thì không hẳn chỉ là những hoạt động về quản lý chất lượng sản phẩm. Hoạt động TQC thường còn được sử dụng với các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng như chất lượng công việc và cũng được áp dụng trong các hoạt động nhằm cải thiện các yếu tố khác như giá gốc, hạn giao hàng hay an toàn.
Trong các doanh nghiệp của Nhật Bản các hoạt động TQC thường được chia thành 2 mảng lớn. Một là mảng hoạt động quản lý kinh hoanh hay nâng cao năng lực của phòng kĩ thuật với “hoạt động quản lý phương châm” và “hoạt động quản lý hàng ngày”. Các hoạt động này thường triển khai song song với hoạt động quản lý dự toán, lợi ích hay quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch. Hai là mảng hoạt động nâng cao khả năng đảm bảo chất lượng trong doanh nghiệp. Trước kia, hoạt động quản lý chất lượng hầu như chỉ được triển khai tại bộ phận sản xuất. Tuy nhiên, trong hoạt động TQC thì tất cả các bộ phận đều đóng vai trò nhất định liên quan tới chất lượng sản phẩm. Nói cách khác thì hoạt động quản lý chất lượng được triển khai trong toàn doanh nghiệp từ bộ phận phát triển sản phẩm tới các bộ phận kinh doanh, bán hàng.
Những nội dung chính trong hoạt động TQC
Nội dung của hoạt động TQC được thể hiện như hình dưới:
Về cơ bản TQC được triển khai với 3 hoạt động chính là (1) quản lý phương châm, (2) quản lý hàng ngày và (3) hoạt động của câu lạc bộ QC (Quality Control). Hoạt động quản lý phương châm và quản lý hàng ngày đóng vai trò là xương sống trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và các hoạt động quản lý khác (4) như quản lý chất lượng, quản lý giá gốc…sẽ góp phần tăng sự bền vững cho các hoạt động trên.
Có thể nói rằng hoạt động quản lý chất lượng được bắt đầu hay kết thúc đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Vì vậy, công tác đào tạo (5) trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn tới các hoạt động về quản lý. Có thể nói đây là yếu tố quyết định thành bại và cần được nhận thực đầy đủ bởi toàn thể nhân viên.
Môt yếu tố khác được đánh giá rất cao ở các doanh nghiệp Nhật Bản là việc các nhân viên đều được trang bị khả năng để ý, phát hiện và giải quyết vấn đề. Mỗi vấn đề sau khi được phát hiện và giải quyết đều được ghi lại theo trình tự trong cuốn sổ “những câu chuyện QC”(6) để làm tài liệu tham khảo.
Để các hoạt động TQC được triển khai có hiệu quả thì cần thiết phải có sự tham gia từ các cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Không ai hết chính họ phải là người trực tiếp tham gia, chỉ đạo, và giúp đỡ các nhân viên khác. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ nhất định giữa các bộ phận để thúc đẩy triệt để các hoạt động QC cũng như sử dụng hiểu quả các công cụ QC.
Trong hoạt động quản lý, việc thể hiện rõ mục tiêu và phán đoán khả năng thực hiện nó là rất quan trọng. Tức là cần có một thước đo để mỗi thành viên có thể phán đoán được khả năng hoàn thành công việc của chính mình.
Thực hiện: Bùi Linh
Theo bài giảng quản lý chất lượng của giáo sư Ken Nishina
[…] it // Trong bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu những khái niệm, nôi dụng của hoạt động TQC. Bất […]