Nguồn: hocbongnusinh.com
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh trong nước mà còn gặp phải những “bức tường lớn” tới từ các quốc gia khác. Vì thế, “thay đổi” hay là “chết” đang trở thành vấn đề thách thức với bất kì doanh nghiệp nào muốn duy trì và phát triển. Tuy nhiên, việc không nắm rõ những vấn đề tồn đọng trong doanh nghiệp sẽ khiến các phương án Kaizen (cải thiện) được đưa ra nhiều mà không phát huy tác dụng. Vậy hãy cùng điểm lại những vấn đề chính mình đang gặp phải trước khi đưa ra các biện pháp khắc phục.
-
phương châm không rõ ràng
– Kế hoạch, mục tiêu, phương châm dài hạn không rõ ràng.
– Kế hoạch, mục tiêu, phương châm ngắn hạn không rõ ràng
(về cả sản phẩm, thiết bị, vật liệu, con người và thiết bị)
– Không nắm bắt được hiện trạng của chính mình và các doanh nghiệp khác
(về nhu cầu khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng, năng lực sản xuất)
– Thiếu những yêu tố quan trọng như kế hoạch liên quan đến lợi nhuận
-
Chưa xây dựng đầy đủ tổ chức bộ máy
– Quyền hạn và trách nhiệm không rõ ràng
– Thiếu sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng
– Chưa có bảng quản lý chất lượng trong từng công đoạn
– Thiếu thước đo quản lý hoặc không sử dụng (thiếu thông tin về quản lý chất lượng)
– Thiếu sự trao đổi hay các hoạt động nhóm
– Thiếu mô hình luôn cố gắng tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt.
– Chưa có sự thống nhất giữa tổ chức với các nhóm thực hiện dự án hay nhóm quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
-
Chưa thảo luận kỹ về kế hoạch giảm thiểu sản phẩm lỗi và đưa ra kế hoạch cụ thể
– Không nắm bắt được hiện trạng phát sinh sản phẩm lỗi (thiếu phương pháp suy nghĩ trực diện, thể chế kiểm tra hàng xuất xưởng, kiểm tra sản phẩm tại các công đoạn không rõ ràng, không định nghĩa được sản phẩm lỗi)
– Không nắm bắt được năng lực sản xuất.
– Không nắm bắt được tiêu chuẩn chất lượng mà khách hàng yêu cầu.
– Chưa cụ thể hóa kế hoạch giảm thiểu sản phẩm lỗi.
-
Chưa đảm bảo được chất lượng tại mỗi công đoạn trong gia đoạn nghiên cứu, thiết kế, và chuẩn bị sản xuất
– Chưa thảo luận kĩ lưỡng về chất lượng trong giai đoạn nghiên cứu thiết kế và chuẩn bị sản xuất
(Đinh nghĩa về chất lượng, thảo luận về mong muốn tương lai, thất bại trong quá khứ, kết hợp thành quả đã đạt được)
– Thí nghiệm, chế tạo thử còn thiếu.
– Chưa nhìn ra tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho từng công đoạn.
– Chưa thảo luận đầy đủ kế sách phòng chống xuất hiện sản phẩm lỗi
– Chưa đầu tư xứng đáng về con người và tiền bạc trong giai đoạn nghiên cứu phát triển kĩ thuật và sản phẩm.
– Chưa nỗ lực nâng cao, cải thiện kĩ thuật hiện tại.
– Chưa quản lý chặt chẽ về mặt thời gian và giá gốc.
– Chưa triệt để hình dung vấn đề sẽ xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.
– Chưa để tâm thay đổi và phát triển kỹ thuật mới để phù hợp với biến động của thị trường.
-
Không đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn sản xuất
– Các hạng mục quản lý và kiểm tra trong từng công đoạn không rõ ràng
– Không có suy nghĩ mới trong hoạt động quản lý và kiểm tra.
– Chưa tạo được tiêu chuẩn trong công việc, hoặc không duy trì được tiêu chuẩn.
– Thiếu sự chú trọng trong việc phát triển và bồi dưỡng kĩ thuật, kĩ năng.
– Chưa xây dựng được thể chế quản lý tổng thể.
(Minh bạch mục tiêu kiểm tra đầu vào ,đầu ra và thời gian hoàn thành sản phẩm)
– Chưa thực hiện được Mieruka (trực quan hóa)
– Chưa tiêu chuẩn hóa quá trình kết nối các giai đoạn sản xuất.
– Thể chế hóa quá trình xử lý bất thường và sự cố.
– Chưa thực hiện tái kiểm tra kết sau khi xử lý và tiến hành các biện pháp phòng chống tái phát sinh lỗi.
– Chưa thực hiện đúng kế hoạch đặt ra.
– Thực hiên không đúng theo tiêu chuẩn 5S.
– Chưa có chiến lược cụ thể nôi dưỡng nhân sự cho vị trí quản lý.
– Thiếu sự kết nối với các đánh giá của bên nhân sự.
– Chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm nâng cao ý thức của nhân viên.
-
Thiếu biện pháp tiến hành kaizen tại từng công đoạn
– Việc tiến hành chống tái phát sinh lỗi chưa được thực hiện triệt để.
– Thông tin về chất lượng bị chậm, không đầy đủ, chưa được báo cáo kịp thời.
– Chưa xác định được cụ thể người thực việc thực tại hiện trường.
– Chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp về quản lý chất lượng.
– Chưa thực hiện đầy đủ chính xác các bước trong quá trình giải quyết vấn đề.
– Thiếu sự tâm trung phát triển các nhóm dự án hay nhóm quản lý chất lượng.
– Thiếu chủ đề mới để thử sức
– Toàn thể nhân viên chưa đồng lòng.
– Chưa mở rộng những ví dụ cụ thể về kaizen trong toàn công ty.
– Thiếu các buổi giao lưu với các doanh nghiệp khác.
– Chưa xây dựng được mô hình sản xuất, hay sắp xếp máy móc thành dây chuyền.
– Chưa xây dựng được môi trường làm việc và các hoạt động ngoại khóa.
-
Thiếu quá trình đánh giá kết quả và xây dựng hoạt động mới.
– Chưa xây dựng được ủy ban quản lý chất lượng.
– Chưa truyền đạt được kết quá tới nhân viên theo dạng biểu đồ.
– Lỏng lẻo trong hoạt động quản lý chất lượng.
– Chưa đánh giá cụ thể hoạt động quản lý.
– Thiếu chế độ bình bầu, khen thưởng.
– Thiếu những cuộc họp, buổi hội nghị về kaizen
Vậy để giải quyết những những vấn đề trên doanh nghiệp cần lưu ý những gì? Hãy cùng đón đọc trong bài viết tuần tới.
Thực hiện: Bùi Linh
Theo bài giảng quản lý chất lượng của giáo sư Ken Nishina