Chiếc điện thoại di động là phương tiện kết nối vô cùng quý báu đối với các quốc gia đang phát triển, những nơi không có cơ sở vật chất truyền thông qua dây cáp. Đáng tiếc thay, những nơi như vậy thường cũng không có mạng lưới truyền điện năng, khiến việc sạc các thiết bị di động trở thành vấn đề khó khăn. BuffaloGrid đã giải quyết được vấn đề này bằng cách cung cấp giải pháp sạc bằng năng lượng mặt trời đến cộng đồng.
Hãng tin Virgin Media Business đã bầu chọn BuffaloGrid thắng cuộc trong cuộc thi “Three New Thing contest”, được tổ chức để tìm ra các tiến bộ kỹ thuật mới mang tiềm năng thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người sử dụng.
Ý tưởng cho BuffaloGrid có được từ Phil Schluter, người đã dành 20 năm làm kinh doanh cà phê ở châu Phi. Schluter đã thấy được lợi ích mà điện thoại di động đã đem đến cho cộng đồng địa phương, và cả những khó khăn trong việc sạc pin khi mọi người không có bất cứ nguồn điện nào. Ý tưởng ban đầu là một máy phát điện xe đạp, nhưng trong ba năm nó đã tiến hoá nhờ vào các mẫu thiết kế, chu trình phát triển và các nghiên cứu thực địa.
Các BuffaloGrid được cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp trong cộng đồng địa phương. Khách hàng phải trả tiền cho việc sử dụng các thiết bị sạc điện thoại của mình bằng cách gửi một tin nhắn văn bản cao cấp. Các doanh nghiệp sở hữu và quản lý BuffaloGrid sau đó sẽ chia sẻ lợi nhuận lại với công ty.
Giám đốc điều hành Daniel Becerra giải thích với Gizmag rằng, ở một mức độ, BuffaloGrid đã bắt chước các nhà khai thác mạng di động. “Điện thoại di động là thiết bị đầu tiên và duy nhất đến được khu vực nông thôn có thu nhập thấp nhất, hẻo lánh nhất của thế giới”, Ông nói. “Thành công này có được từ một mô hình kinh doanh đơn giản – nhà khai thác mạng di động cung cấp cơ sở hạ tầng và chạy một dịch vụ truy cập mà mọi người muốn -Theo ví dụ này, BuffaloGridđã làm công việc giống các nhà khai thác mạng di động đã làm cho viễn thông và điện lực. Chúng tôi cung cấp cơ sở hạ tầng miễn phí.. và một dịch vụ giá cả phải chăng, thuận tiện và đáng tin cậy. ”
Theo Becerra, mỗi chiếc BuffaloGrid tốn 420 đô để sản xuất nhưng dựa vào cách kinh doanh của công ty thì không cần trả trước bất cứ khoản nào. Mỗi đơn vị ước tính cho doanh thu khoảng 500 đô mỗi quý nếu dựa trên phép tính trung bình có 40 lần nhờ sạc trong một ngày. Sau khi trả hết tiền vận hành, môi giới thì lợi nhuận vào khoảng 280 đô mỗi đơn vị.
Beccera giải thích rằng phần lớn đối thủ cạnh tranh đều cố sản xuất máy sạc bằng năng lượng mặt trời với giá rẻ để bán cho thị trường người dân thu nhập thấp, dẫn đến hậu quả là sản phẩm kém chất lượng. Có nghĩa không những sản phẩm này sẽ hư trong vòng từ vài tuần đến vài tháng mà còn gây mất lòng tin nơi khách hàng vào các thiết bị sạc bằng năng lượng mặt trời. Đội ngũ BuffaloGrid đã thành công trong việc thay đổi điều này.
Becerra nói:”Thành phần nòng cốt của đội ngũ phát triển là một nhóm các nhà kỹ sư và thiết kế đã trực tiếp đến các vùng nông thôn ở Châu Phi để thử nghiệm các cách thức khác nhau. Nói chuyện và cố gắng thấu hiểu khách hàng chính là chiều khoá dẫn tới cách thức kinh doanh thành công. Sự sáng tạo trong hệ thống phân phối này đã giúp chúng tôi có thể quản lý từng đơn vị từ xa, hạ chi phí vận hành cũng như thường xuyên đánh giá khả năng hoạt động của sản phẩm.
Buffalo Grid ước tính trong 3 năm sẽ phục vụ hơn 1 tỷ khách hàng, cung cấp 85 tỷ lần sạc, cung cấp một mạng lưới với hơn 8000 doanh nghiệp, thu vào 11.5 triệu đô một năm. Sau 5 năm sẽ tăng doanh thu lên mức 66.5 triệu đô một năm.
Công ty đã bắt đầu phát triển tại Ấn Độ vào tháng 5 này và có rất nhiều bên muốn hợp tác trải dài từ Brazil, Indonesia, Bangladesh và các tiểu vương quốc Ả rập.
Theo Gizmag
Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy