Richard Branson (Virgin): Chết tiệt, làm thôi chứ chờ gì nữa

Nếu bạn muốn sáng tác nên một phiên bản truyện tranh về ngài Richard Branson thì ắt hẳn hình vẽ bong bóng biểu thị ý nghĩ của nhân vật phải chiếm toàn bộ trang giấy. Ông không bao giờ có ý tưởng nào bé nhỏ. Và có thể nói ông là người duy nhất đã từng nhúng tay vào cả ngành hàng không lẫn đường sắt, thậm chí danh sách làm việc hiện nay của ông có thể khiến khối người phải hoảng hốt, bao gồm từ chuyên chở hành khách vào không gian (Virgin Galatic), cho đến thám hiểm phần biển sâu nhất trên thế giới (Virgin Oceanic) và cả dự án loại bỏ 25 Gigaton khí Carbonic ra khỏi khí quyển  (the Carbon War room). Tại trụ sở văn phòng New York, ông Branson đã ngồi lại kể với tổng biên tập Inc Leigh Buchanan về hành trình đầu tư mạo hiểm của ông và những người bạn.

Lúc bắt đầu khởi nghiệp, ngài lập tức hướng đến đầu tư mạo hiểm hay dần dần xây dựn danh tiếng, quan hệ và tài nguyên trúc tiên?

Tôi luôn cho rằng bất cứ ai muốn bắt đầu tạo nên thứ gì đó đều có trong người tinh thần mạo hiểm. Bởi thời kì khó khăn nhất chính là lúc bạn bắt đầu từ con số 0 mà không có bất cứ hỗ trợ về tài chính nào—chỉ đơn thuần có ý tưởng. Tuy vậy tinh thần mạo hiểm đúng nghĩa thì chỉ có ở những người đủ gan và can đảm bước lên và nói: “Chết tiệt, làm thôi chứ chờ gì nữa”. Để trả lời câu hỏi của anh theo một cách khác trực tiếp hơn: Bạn có thể làm thứ gì đó quá tuyệt vời ngay trong lần khởi nghiệp đầu tiên không? Tôi cho rằng câu trả lời là có. Bản thân tôi là bạn thân của Lary Page và Sergey Brin. Larry đã làm đám cưới trên hòn đảo của tôi, trong lúc đó tôi đã có dịp nói chuyện với giáo viên thời đại học của họ, ông kể rằng Larry đã đến chỗ ông với ba ý tưởng điên rồ khi anh ta tính đến chuyện rời khỏi trường. Cả ba đều rất mạo hiểm và điên rồ nhưng ông đã nói với Larry rằng: “Tôi nghĩ anh nên thử cái thứ Google trước tiên”.

Ông sẽ theo đuổi một dự án đến mức độ nào nếu chỉ vì lợi ích mà ông sẽ nhận được? Và đến mức độ nào nếu làm bởi vì nó hoàn toàn chiếm đóng trí tưởng tượng của ông?

Chủ yếu tôi làm vì nó chiếm đóng trí tưởng tượng của tôi. Thật sự rất hiếm khi nào tôi bắt đầu một công việc kinh doanh chỉ bởi vì tôi sẽ kiếm ra tiền. Cái tôi muốn thấy là điều đó sẽ làm thay đổi cuộc sống của những người khác. Nhưng thường thi có hơn một lý do tại sao người ta lại bắt tay vào làm. Chẳng hạn với dự án “Virgin Green Fund”, tôi đang rất lo lắng về sự nguy hại của sự ấm lên toàn cầu đối với trái đất. Vì thế chúng tôi đã dùng lợi nhuận từ ngành kinh doanh hàng không để cố gắng phát triển nên nguồn nhiên liệu sạch. Nhưng một ngày nào đó những công ty mà chúng tôi đã đầu tư để phát triển nhiên liệu sạch, sẽ dùng nhiên liệu đó để chạy máy bay của chúng tôi và những hãng khác. Và cá nhân tôi nghĩ những công ty đó sẽ thành công rực rỡ.

Ông nhận thấy có gì khác biệt về nguy cơ khi ông cố gắng theo đuổi một ý tưởng đầy tham vọng?

Hãy lấy chương trình về không gian như một ví dụ. Nếu là một chương trình không gian trực thuộc chính phủ thì dù gặp phải trục trặc thì chắc chắn vẫn sẽ vượt qua và tiếp tục. Nhưng nếu bạn là công ty tư nhân và có một thảm hoạ trong chương trình không gian thì sẽ gây ra một hậu quả nghiêm trọng. NASA có thể mất 3% lượng người đưa lên không gian nhưng công ty tư nhân thì không được

Chướng ngại vật nào mà ông cảm thấy bực bội và khó vượt qua nhất?

Vấn đề về điều hành rất rắc rối. Sẽ thật dễ thương nếu như nước Mỹ hoàn toàn rõ ràng về việc “hãy trở thành nước độc lập về dầu mỏ, thành tẩy bản thân khỏi thứ dầu nhơ bẩn. Hãy thử đặt mục tiêu đến năm 2020 xem.” Có mục tiêu rõ ràng rồi thì cố gắng loại bỏ hoàn toàn khoản tiền dành cho thứ dầu mỏ dơ bẩn, giúp đỡ các công ty khởi nghiệp phát triển ngành công nghiêp sạch. Rốt cuộc rồi thì cũng sẽ đạt được mục tiêu đó. Và nếu chính phủ toàn bộ các nước còn lại trên thế giới đều cư xử như vậy thì vấn đề đã được giải quyết một cách dễ dàng. Chính vì vậy, có đội ngũ điều hành giỏi sẽ giúp ích rất nhiều. Đối với chương trình không gian của chúng tôi, cần thiết phải có đội ngũ điều hành biết cách hạn chế các vụ kiện tụng mà các công ty du lịch không gian tư nhân thường xuyên gặp phải. Điều đó sẽ giúp chúng tôi có được những bước đi mạnh dạn hơn. Nếu bạn nhầm lẫn ngành công nghiệp vũ trụ cũng giống như công nghiệp hàng không thì chỉ cần một vụ kiện là đủ để bạn hoàn toàn sụp đổ.

Một vài năm trước, ngài đã cho tiến hành dự án Carbon War Room. Ngoài ra ngài còn bắt đầu cả “war room” để chống lại bệnh dịch ở Châu Phi. Xin hãy cho biết ý kiến về hình ảnh ẩn dụ này?

Cái tên này gây nên rất nhiều tranh cãi. Có những người đang làm việc cho tôi nghĩ rằng bản thân tôi hoàn toàn sai lầm khi một mực đòi gọi tên dự án này là Carbon War Room. Trong thế hệ của tôi, chúng ta đã thực hiện 3 cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Irag và Afghanistan—tất cả đều là những sai lầm tệ hại. Nhưng đấy chính là điều chúng tôi muốn nói. Đó là cuộc chiến chống lại Carbon, một cuộc chiến đem lại lợi ích cho nhân loại.

Ngài đã bao giờ gặp phải một thử thách mà ngài cho rằng quá sức bản thân?

Cuốn sách đầu tiên của tôi tên “Losing My Virginity”, nhưng thực ra tôi suýt nữa đã đặt tên nó là “Talking Ahead of yourself” (Hãy nói về phía trước bạn). Bởi vì tôi thường nghĩ rằng trong cuộc đời này bạn cần phải mơ thật lớn bằng cách đặt ra cho bản thân những mục tiêu tưởng chừng như không thể, sau đó đuổi theo nó bằng mọi cách. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện những điều mà người khác cho rằng không thể nếu mục tiêu bạn đặt ra đủ lớn. Bay từ Newyork đến Australia trong vòng 2 giờ ư? Chúng ta có thể thực hiện điều đó trong cuộc đời này không? Tôi quyết định cần phải thử. Nếu bạn không mơ ước, sẽ chẳng có gì xảy ra cả.


Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy

Theo Inc


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan