10 lý do tại sao Tesla lại là “Thần” trong giới Khoa Học (phần 2/2)

※Trong hình là Tesla và các phát minh, sáng tạo của ông (Nguồn:sexymandarin )

Trong phần trước, chúng ta đã điểm qua 3 trong số 10 lý do tại sao Tesla lại xứng đáng được coi là thần trong giới Khoa Học. Trong phần này, chúng ta tiếp tục khám phá 7 điều còn lại, cũng như các bí mật mà ít người biết về nhà khoa học thiên tài này nhé.

7. (Trong đầu) ông ta có một hoặc 2 cái “cầu chì” bị lỏng

Dù là tốt hay xấu, thì sự kỳ quặc vẫn là một trong những thứ mà chúng ta gắn liền với các thiên tài. Tesla không làm chúng ta thất vọng.

Có một vài người nói rằng, Tesla đã xây dựng những phát minh lớn nhất của ông, bao gồm động cơ cảm ứng, hoàn toàn chỉ trong trí tưởng tượng của mình. Khác với Edison, người tìm kiếm các vấn đề thông qua nguyên mẫu, thử nghiệm và lỗi phát sinh hay các thủ pháp khác, Tesla nhận ra rằng, các chìa khóa giải quyết thỉnh thoảng đến với ông nằm trong những ánh chớp lóe lên của suy nghĩ.

Theo như lời kể của ông, Tesla bị chứng ảo giác thị giác và thính giác, cùng với đó là chứng siêu nhạy cảm với các rung động và ánh sáng mạnh. Ông cũng sợ các vật thể tròn, ví dụ như những viên ngọc trai trang sức của phụ nữ, và rất gắn bó với con số 3.

Nhà nghiên cứu cũng bị ác cảm với vi khuẩn, căn bệnh đó phát triển trầm trọng đến mức mà khẩu phần ăn của ông chỉ còn giới hạn trong các món luộc. Nỗi ám ảnh này có thể được hình thành sau khi một đồng nghiệp cho ông quan sát nước chưa đun sôi dưới kính hiển vi. Trong những năm tháng cuối đời, nhà khoa học thường giữ những con bồ câu trong phòng khách sạn của mình nhưng không từ bỏ thói quen ăn mặc lịch sự. Một thói quen khiến cho nhiều người phải đặt dấu hỏi về thần kinh của ông.

Cá tính không hề ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp của ông. Các nhà báo và bạn bè thường mô tả ông như một người hấp dẫn, khiêm tốn và khéo ăn nói.

6. Có một đơn vị Khoa Học sử dụng tên của ông

Tesla, cũng như Carl Friedrich Gauss, đã “cho mượn” tên tuổi của mình để đặt cho đơn vị của mật độ từ thông trong Hệ Thống Đơn Vị Quốc Tế (gọi tắt là SI). Một tesla cũng có thể được nghĩ như một đơn vị của cảm ứng từ. Từng có thời, dòng cao tần đã được biết đến với tên là dòng Tesla.

Một tesla tương đương với một weber trên một mét vuông, hoặc 10,000 gauss (do đó, các nhà khoa học thường dùng đơn vị gauss để đo các từ trường yếu, và đặt tesla để đo các từ trường mạnh hơn). Một weber là một đơn vị của từ thông, có thể nghĩ như là lượng năng lượng từ “chảy” qua một khu vực nào đó, ví dụ như bề mặt của nam châm.

Đơn vị weber được đặt theo tên của Wilhelm Eduard Weber, một nhà vật lý người Đức, được biết đến quan nghiên cứu của ông về từ tính trên mặt đất và phát minh máy điện tín điện từ vào năm 1833.

5. Ông là một học giả đầy năng suất

Trong suốt sự nghiệp của mình, Tesla đã đăng ký đến hơn 111 bằng sáng chế tại Mỹ và khoảng 300 bằng sáng chế trên toàn thế giới.

Trong khi nghiên cứu về điện cao tần và cố gắng vượt qua bóng đèn của Edison- loại thiết bị chiếu sáng có hiệu suất điện rất thấp (tầm 5%), Tesla đã phát triển ra một số loại bóng đèn neon đầu tiên. Ông đã giới thiệu chúng tại Hội Chợ Quốc Tế (World’s Fair) năm 1983, vặn xoắn các ống để tạo thành hình tên của các nhà khoa học yêu thích, ví dụ như Michael FaradayJames Clerk Maxwell. Ông cũng phát triển những bóng đèn huỳnh quang đầu tiên.

tesla_and_boat2_620x255 (asset2.cbsistatic.com)
Hình ảnh Tesla và mô hình thuyền điều khiển bằng sóng radio của ông (Nguồn: asset2.cbsistatic.com)

Phát minh và trình diễn của Tesla với thiết bị điều khiển bằng sóng radio (sóng vô tuyến) đã đặt ôn vào vị trí giữa những người tiên phong trong ngành robot học. Trên thực tế, các nhà khoa học đã mô tả về “thiết bị điều khiển từ xa” của ông như là bước đầu tiên trong cuộc chạy đua robot, dù thiết bị này không hơn gì các oto đồ chơi của thời hiện đại.

Ông đã thiết kế một loại tua-bin không dao mới, có thể quay với tốc độ rất cao, thế nhưng các đĩa thành phần của nó lại rất dễ bị hư hỏng. Mặc dù Tesla chưa giải quyết được vấn đề này, nhưng những vật liệu hiện đại như Kevlar, sợi carbon và nhựa (đã thấm titan) có thể là giải pháp.

Tesla cũng đã công bố về việc thu được ảnh chụp bằng tia X vào năm 1896, một thời gian ngắn sau khi Wilhelm Rontgen phát hiện ra tia-X.

4. Ông đã ban cho chúng ta radio

Radio (hay máy phát thanh) được phát minh từ một chuỗi các phát hiện và sáng tạo. Thế nhưng những nghiên cứu của Tesla trong việc xây dựng và cải thiện công nghệ cơ bản của nó đã giúp ông được ghi nhận như là cha đẻ của radio. Những nghiên cứu của ông đã bứt ra và thâm nhập vào lĩnh vực truyền dẫn năng lượng không dây- mà nếu chúng ta nghĩ kỹ, đó chính là radio.

Tesla không chỉ là người đầu tiên đệ trình bản quyền sáng chế về radio, ông thậm chí còn có một bài thuyết trình vào năm 1893- 2 năm trước khi Marconi bắt đầu thí nghiệm với radio. Trong bài thuyết trình đó, ông đã chỉ ra sóng vô tuyến được phát đi thế nào, và trình diễn hoàn hảo việc liên lạc vô tuyến (radio communication). Vào giữa năm 1894, ông đã tiến hành xây và bắt đầu thử nghiệm một đài phát thanh (radio- transmitting station) cỡ nhỏ.

Cũng tương tự với máy phát điện cảm ứng và máy biến áp, Tesla xây dựng nghiên cứu của mình trên nền tảng nghiên cứu của những người tiền nhiệm, nhưng với một tầm nhìn khác. James Clerk Maxwell đã lý thuyết hóa sóng điện từ, và Heinrich Hertz đã phát hiện ra cách để truyền dẫn chúng. Thế nhưng cuộn Tesla, và mạch điều chỉnh Tesla dành cho truyền và thu tín hiệu mới là những thứ làm cho máy phát thanh trở thành hiện thực. Bằng sáng chế của ông mô tả về cách thức cơ bản mà chúng ta vẫn sử dụng để phát và thu tín hiệu vô tuyến.

Tesla cũng là người đi đầu về điều khiển vô tuyến, một ý tưởng đã được ông đăng ký sáng chế vào 8/11/1898, và trình diễn tại Triển Lãm Điện 1898 tại quảng trường Madison (Madison Square Garden)

3. 2 từ nữa: Secret Labs (Phòng nghiên cứu bí mật)

Giống như các nhà khoa học lừng danh hay những “bác học điên” trong phim ảnh, bất kỳ thần thánh nào của giới khoa học cũng cần có một phòng nghiên cứu bí mật- tốt nhất là nằm ở một vùng heo hút nào đó và chứa đầy những thiết bị điên rồ. Tesla có đến 2 phòng nghiên cứu như vậy.

Vào năm 1899, Tesla đã xây dựng một phòng nghiên cứu tại Colorado Springs, Colo., để nghiên cứu kỹ hơn về các bí ẩn của dòng điện cao cần, cao áp. Trong một thí nghiệm, một trụ kim loại dài 12,8 m đã phóng một xung điện rất lớn xuống mặt đất. Hay trong một thí nghiệm khác, cuộn Tesla đã phóng một cung điện dài 30.5m khắp phòng thí nghiệm. Thí nghiệm này đã thổi tung hệ thống phát điện của công ty điện lực và nhấm chì toàn Colorado Springs trong bóng tối.

nti(mi2g)
Hình ảnh mô tả hệ thống phóng điện của Tesla (Nguồn: mi2g)

Khi còn ở Colorado Springs, Tesla đã chứng minh được sự tồn tại của sóng tĩnh trên mặt đất- đồng nghĩa với việc Trái Đất cũng có thể dẫn năng lượng ở một tần số điện thích hợp, bằng cách cho chiếu sáng 200 ngọn đèn từ khoảng cách xa 25 dặm(~40km). Tất nhiên, theo những gì mà chúng ta được biết (khác với thông tin trong bộ phim “THE PRESTIGE”), Tesla chưa từng thử nghiệm dịch chuyển con người.

Sau đó Tesla đã xây dựng phòng nghiên cứu bí mật thứ hai của mình tại Wardenclyffe, khá gần nhà của ông tại Manhattan. Cơ sở tại làng Shoreham, đảo Long Island, được trang bị tháp truyền tin cao 57m và nặng 50 tấn bên trên một giếng sâu 36,6m, cùng 16 ống sắt chìm trong độ sâu 91,4m. Tesla dự định truyền năng lượng xuyên hành tinh, bằng cách sử dụng những chiếc cần để “tiếp cận Trái Đất… từ đó làm rung chuyển cả thế giới này.”

e-tesla-world-system
Hình ảnh mô tả ý tưởng truyền năng lượng xuyên hành tinh dựa trên sóng mặt đất của Tesla

2. Số phận bi thảm

Chúng ta thường tôn trọng những thiên tài, không chỉ về các thành tựu mà còn cả về những nỗ lực phấn đấu của họ. Tuy nhiên, ta cũng nên biết rằng sự huy hoàng thường có giá của nó.

Tesla, một người ngoại đạo, đã phải chiến đấu những trận đấu hoàn toàn chênh lệch, chống lại những doanh nhân giàu có và có nhiều quan hệ hơn. Ví dụ như việc Edison bôi nhọ và tước đoạt hoàn toàn các vinh quang về điện của ông; Marconi thì đánh bại ông trên thị trường vô tuyến (radio) và thậm chí là một giải Nobel- bằng chính công nghệ của ông. Hay như nhà công nghiệp George Westinghouse đã xây dựng cả một đế chế từ những bằng sáng chế đã nhàu nát của Tesla.

Thế nhưng sự chung thủy của Tesla với tình yêu đầu, khoa học và tiến bộ, đã mang lại cho ông danh tiếng, vận may và một số người cho rằng cả sự tỉnh táo. Thực sự, kể từ sau khi bị mất khoản tài trợ từ J.P. Morgan và mang trong mình giấc mơ về Wardenclyffe, Tesla đã bị suy nhược thần kinh nặng nề. “ Đó không phải là một giấc mơ” Ông nói, “ Nó đơn thuần là một kỳ tích khoa học kỹ thuật điện, chỉ là hơi tốn kém mà thôi… Thật là một thế giới mù lòa, thiếu can đảm và đa nghi.”

1. Tesla đã điện khí hóa toàn thế giới

Hệ thống của Tesla về máy phát điện xoay chiều (AC), động cơ và biến thế đã thành năng lượng cho các ngành công nghiệp trên thế giới, thắp sáng nhà cửa, và là nền tảng cho phần lớn các thiết bị điện, điện tử hiện đại. Edison, dù nổi tiếng hơn nhiều nhưng hệ thống điện một chiều (DC) của ông giờ chỉ còn chủ yếu sử dụng trong công nghệ pin.

Hệ thống điện một chiều của Edison không được đánh giá cao bởi ông đã không thể tìm được một phương pháp nào khả thi để truyền tải nó đi xa. Ông cũng đã khá vất vả để có thể chuyển đổi dòng điện xoay chiều sản xuất từ các máy phát điện (dynamos) thành dòng một chiều. Giải pháp của Edison là sử dụng một “bộ chỉnh lưu”- là một chổi quét chỉ cho phép dòng điện đi theo một chiều nhưng lại tạo ra ma sát nên đòi hỏi phải thay thế liên tục (thiếu hiệu quả).

Máy phát điện của Tesla thì không cần như vậy. Hơn thế nữa, hệ thống của ông còn có thể đẩy dòng điện lên một hiệu điện thế cao hơn để truyền tải nó đến những khoảng cách rất xa, sau đó lại hạ nó xuống đến mức có thể sử dụng trong gia đình và xưởng máy.

Với động cơ điện được dẫn đầu bởi kỹ sư người Belgian Zenobe-Theophile Gramme, trong khi Edison và những người khác cố gắng trói buộc thiết bị vào dòng 1 chiều kém hiệu quả, thì Tesla đã làm một cuộc cách mạng. Bằng cách thêm vào một mạch thứ cấp có thể hỗ trợ dòng ra cho mạch chính, Tesla đã tạo ra nguyên mẫu của hệ thống điện ba pha rất phổ biến hiện nay.

Biến thế, cũng như máy phát, được sáng chế bởi Michael Faraday, nhưng cả hai đều bị bỏ phí cho đến khi Tesla khai mở những tiềm năng trong chúng. Nhờ vậy mà ngày nay mạng lưới điện đã thành một phần không thể thiếu của thế giới hiện đại.


Người dịch: Trungmaster, theo HowStuffWorks


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan