Một trong những thành quả của việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong cuộc sống đó chính là việc, chúng ta có thể nắm bắt được các biến động xảy ra khắp mọi nơi trên nhiều khu vực. Bài viết này, xin giới thiệu cho mọi người một khái niệm trong việc xử dụng các thành tựu đó xoay quanh nhân tố là con người – đó là Big-Data. Big-Data hay dữ liệu khổng lồ, đó chính là chìa khoá cho tương lai.
Phân chia lại lịch sử:
Đầu tiên, các bạn hãy cùng VietFuji phân chia lại các giai đoạn trong lịch sử phát triển của con người. Theo các nhà sinh vật học và khảo cổ học, chúng ta có các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt…. Tuy nhiên, với tôi, lịch sử con người chỉ cần được phân chia làm hai giai đoạn, đó là Thời đại Analog và Thời đại số.
Hai thuật ngữ này nghe chừng hơi rắc rối một chút, bạn có thể hiểu nôm na như thế này: Thời đại số là thời đại mà mọi thông tin trong cuộc sống thực đều có thể được dữ liệu hoá. Hay nói cách khác, đó là thời đại từ khi chiếc máy vi tính xuất hiện. Và thời đại trước khi có máy vi tính, khi mà con người phải dùng các văn bản truyền miệng, chép tay để truyền tải dữ liệu, đó là thời đại Analog. Một điểm khác biệt rõ rệt mà thời đại số mang lại cho chúng ta, đó là tốc độ xử lý thông tin với tốc độ ánh sáng, và có khả năng xử lý các thông tin vô cùng lớn – điều mà thời đại analog không thể làm được.
Thời đại số và thông tin
Như đã nói ở trên, thời đại số mang lại cho chúng ta tiện ích vô cùng mà cho tới hiện tại, chúng ta sẽ không thể nào có thể tưởng tượng nổi cuộc sống mà không có chiếc máy vi tính. Vâng, chiếc máy vi tính không chỉ mang lại cho cá nhân chúng ta những khoảnh khắc vui vẻ trong cuộc sống, nó còn, là chìa khoá để cứu sống hàng triệu sinh mạng trên thế giới. Đó là câu chuyện về sản phẩm đắt giá nhất của thời đại số: Big-Data
Câu chuyện về Big-Data
Chắc hẳn bạn rất muốn biết Big-Data là gì ? Câu trả lời rất dễ dàng, nó chính là những dữ liệu có kích cỡ khổng lồ, chứa đựng thông tin của hàng vạn người như sở thích, thói quen, phong cách sống, con đường họ di chuyển hàng ngày…. Và, trong vài năm gần đây, Big-Data đang thu hút mối quan tâm cực lớn của các xí nghiệp hàng đầu Nhật Bản, họ vô cùng “thèm khát” chúng. Big-Data, nó chính là sản phẩm chỉ có thể có được dưới thời đại số, là con gà đẻ trứng vàng.
Big-Data thu được từ đâu ?
Bạn có máy điện thoại chứ ? Gần như là chắc chắn rồi
Máy điện thoại của bạn có chức năng GPS ? Đừng nói với tôi là không có nhé.
Bạn có một chiếc máy vi tính có nối mạng ? Oh, bạn đang đọc bài viết của tôi bằng máy tính đúng không ? Và chắc là bạn có một tài khoản Facebook ? À, bạn có những hai tài khoản cơ à !!
Vâng, Big-data, nó là tập hợp toàn bộ những thông tin của bạn trên thế giới Internet. Mỗi dòng status của bạn và hàng triệu người khác trong ngày tập hợp lại thành Big-Data. Địa chỉ GPS của hàng triệu người được thu thập qua điện thoại cá nhân cũng chính là Big-Data.
Và bạn đã hiểu rồi chứ, Big-Data thu được, từ chính những thiết bị số mà bạn sở hữu.
Ảnh hưởng từ Big-Data:
Big-Data sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta marketing thị trường.
Nếu là trước đây, các nhà sản xuất phải cố gắng phát triển các phương án marketing để giúp người tiêu dùng để ý tới sản phẩm của họ, thì nay, với Big-Data, họ chỉ cần sử dụng Big-Data để làm sản phẩm của họ bán được.
Big-Data trong trường hợp này là gì ? Đó chính là những dòng “status” Facebook của bạn, là quãng đường bạn thường di chuyển hàng ngày, là vô vàn thông tin của bạn. Thế nhưng, không phải của một mình bạn, mà Big-Data chỉ có giá trị, khi nó là tập hợp thông tin của hằng rất nhiều người, ví dụ như một thành phố. Các nhà sản xuất có thể bán được nhiều hàng hơn nếu biết đa số khách hàng đang đi đâu, làm gì ở thời điểm nào nhờ big-data mua từ các công ty giao thông như đường sắt, họ biết được sở thích của đa số khách hàng như màu sắc…có khi là cả khuynh hướng tư tưởng của bạn, và từ đó, họ có thể tiết kiệm hàng tỷ đô marketing khách hàng, cũng như chi phí khổng lồ cho quảng cáo, nghiên cứu và phát triển bằng cách đặt sản phẩm của họ trên đường mà nhiều người đi, phát triển sản phẩm có màu sắc, đặc trưng mà nhiều người thích…
Big-Data sẽ giúp chúng ta cứu được nhiều mạng sống trong thiên tai hơn
Big-Data được mong chờ nhất hiện tại là các dữ liệu người dùng thu được từ điện thoại có trang bị tính năng GPS cho người dùng. Ở các nước tiên tiến, việc một chiếc điện thoại thiếu đi chức năng dẫn đường qua GPS thì nó không còn được coi là một chiếc điện thoại nữa. Big-Data có thể đơn giản chỉ là địa chỉ GPS của họ mà thôi. Thế nhưng, có được Big-Data cho phép ta biết được mật độ dân số vùng đó vô cùng nhanh chóng mà không phải tiến hành khảo sát dân số, nó cho phép ta quy hoạch mô hình đô thị một cách vô cùng hiệu quả.
Một điều mà Big-Data có thể làm được nữa, đó là nó giúp chúng ta cứu được vô số mạng người. Ví dụ, trong vụ động đất xảy ra tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản, việc sử dụng Big-Data cho phép người ta di tản những người dân sống ở vùng có khả năng phóng xạ ảnh hưởng tới.
Big-Data làm tăng vọt hiệu suất truyền tin của các thông báo về thiên tai tại Nhật Bản. Và Nhật Bản, họ đang ráo riết áp dụng Big-Data để thực hiện việc truyền tin thiên tai tới người dân một cách hiệu quả nhất.
Nếu có thể sử dụng Big-Data một cách hiệu quả, khả năng của nó là vô hạn.
Nguyễn Xuân Truyền
cũng có một bài viết liên quan đến bigdata khá hay anh Truyền có thể tham khảo thêm để bài viết có thêm nhiều cái nhìn mới hơn.
http://business.nikkeibp.co.jp/article/opinion/20130704/250678/
Nguy cơ là có. Tuy nhiên, kỹ thuật không giết người. Chỉ có con người giết con người.
Vậy thì phải suy nghĩ làm sao, để cái Big-Data này không lọt vào tau tội phạm thôi em. Ví như, các công ty của Nhật Bản có trong tay đều phải mã hoá dữ liệu của họ.
like cho câu hỏi rất hay của Duy
Em xin phép hỏi: lợi ích của việc sử dụng big data qua bài viết của anh tất nhiên là rất rõ ràng, nhưng em muốn hỏi anh thêm về mặt trái của nó. Nói gì thì nói, những thông tin đó vẫn thuộc loại thông tin cá nhân, và trong cái thời đại công nghệ này thì phải chăng đây cũng là một miếng mồi ngon cho bọn tội phạm, thậm chí là khủng bố? Lấy một ví dụ cực đoan là một nhóm khủng bố sẽ sử dụng big data trong một thành phố để tim ra thời điểm, nơi chốn đặt bom sao cho gây thiệt hại nặng nề nhất chẳng hạn. Vậy anh có ý kiến và đánh giá gì về điều này?