Things Come Apart – tiết lộ mọi ngõ ngách bên trong các vật dụng công nghệ

Things Come Apart: A Teardown Manual for Modern Living là một cuốn sách mới của một nhà nhiếp ảnh người Canada, đồng thời cũng là chuyên gia tháo rời, ông Todd McLellan. Cuốn sách bao gồm hình ảnh các linh kiện bên trong của 50 vật phẩm hàng ngày, từ chiếc xe đạp, máy cưa cho đến chiếc máy tính hiện đại và cả điện thoại. Từng linh kiện của vật phẩm đều được đặt ra ngoài cẩn thận với độ chính xác cao về mặt hình học. Ông McLellan hy vọng rằng hình ảnh của những vật thể đã được tháo rời sẽ giúp mọi người trân trọng độ công phu và thiết kế mang tính hiệu quả cao trong kỹ thuật hiện đại, đồng thời cũng làm lộ ra vẻ đẹp của các vật cổ hơn.

Chiếc đồng hồ được tháo rời với “hiệu ứng nổ”
Chiếc đồng hồ được tháo rời với “hiệu ứng nổ”. Nguồn gizmag.com

Toàn bộ mọi linh kiện của vật phẩm đều được chụp. Thêm vào đó, thông qua việc đếm số linh kiện có thể cho chúng ta thấy rõ rằng kỹ thuật hết sức trân trọng những mẫu thiết kế nhỏ hơn với độ phức tạp lại tăng cao. Ví dụ, một chiếc Blackberry năm 2007 (120 linh kiện), một chiếc máy may năm 1970 (482 linh kiện), chiếc SLR năm 2012 (580 linh kiện) và máy bay hai chỗ ngồi Zenith CH-650 (với 7580 linh kiện). Tổng cộng, trong cuốn sách này có hơn 181 bức ảnh màu, với số linh kiện lên đến 21959 cái.

Tương phản với phần đầu của cuốn sách, khi mọi bức ảnh đều được chụp trên bề mặt phẳng và được sắp xếp hết sức gọn gàng, ông McLellan còn sáng tạo ra cả những bức ảnh của cùng một vật phẩm nhưng lại như đang thực sự “bùng nổ” ngay trước mắt chúng ta. Ông đã kể với Gizmac rằng: “Mọi thứ đều được xếp trên một bề mặt được nâng cao đến gần trần nhà. Sau đó một người phụ tá giúp tôi thả một nhóm các linh kiện xuống, trong khi đó, tôi sẽ chụp chúng với tốc độ cao. Kết quả  thu  được sẽ rất nhiều hình ảnh. Sau đó, tôi ghép chúng lại với nhau trong quá trình xử lý hậu kỳ. Thực tế thì tôi cũng đã thử cố chụp nguyên một tấm hình nhưng việc đó quá tốn thời gian, vì số lượng ảnh cần chụp để ra sản phẩm mong muốn thì quá nhiều”

Nếu hỏi đâu là tấm ảnh yêu thích của ông ấy ? “Nếu hỏi tôi thì chỉ trong vòng một tuần là câu trả lời sẽ lại thay đổi”. Cũng không phải là tôi dành thật nhiều thời gian để ngắm nghía tác phẩm này nhưng từng bức ảnh đều có một ý nghĩa riêng đối với cá nhân tôi. Tôi rất thích máy xay, máy nướng bánh mì, máy thổi tuyết, và cả máy cưa (dù không được in trong sách). Tôi đã nhìn thấy chiếc máy xay  bên lề đường trong lúc tập chạy bộ, lúc đó tôi đã tự hứa với bản thân rằng khi quay lại mà nó vẫn còn ở đó thì tôi sẽ đem nó về nhà. Chiếc máy thổi tuyết thì tôi đã lấy nó từ nhà bạn. Nó làm tôi nhớ lại những ngày tôi phải dọn tuyết khỏi đường xe chạy của nhà chỉ bằng chiếc xẻng xúc. Lúc đó có người hàng xóm tốt bụng đã cầm máy thổi tuyết cũ kỹ đến giúp tôi dọn toàn bộ con đường, đỡ cho tôi hàng giờ lao động. Máy nướng bánh lại thuộc về bà ngoại của một đứa bạn tôi, bà đã dùng chiếc máy này trong suốt thời niên thiếu của anh ta. Vì thế nên anh ta vẫn luôn giữ chiếc máy này như là vật kỷ niệm và chỉ chịu rời bỏ nó với lời hứa của tôi rằng sẽ thay thế nó bằng một bản in với đầy đủ các bộ phận đã được tách rời. Còn máy cưa thì cùng loại model với máy mà tôi đã từng dùng thời niên thiếu, vì thế đã gợi lại trong tôi nhiều kỷ niệm.

Phần lớn những tấm ảnh này được McLellan chụp bằng chiếc máy ảnh có thân máy là Hasselblad 555ELD, tròng Planar/Distagon Ziess và phần mềm Capture One với P45 digital back và ánh flash siêu nhanh cung cấp bởi 4 đèn 3200J Broncolor Pulso G. Theo lời ông McLellan thì một chiếc máy ảnh sẽ cần khoảng một ngày rưỡi để tách rời, còn một chiếc Ipad thì chỉ cần mất nửa ngày. Có lẽ chiếc Piano chính là cái làm ông tốn nhiều công sức và thời gian nhất để thực hiện nhưng nếu bạn xem video dưới đây, bạn sẽ thấy nó hoàn toàn xứng đáng.

[vimeo link=”http://vimeo.com/58115252#” width=”590″ height=”332″]

Niềm say mê này của ông bắt đầu từ lớp mẫu giáo với lớp vẽ bằng những ngón tay để rồi sau đó phát triển lên thành những bức vẽ linh kiện. Ông được sinh ra giữa những cánh đồng lúa mạch vàng ươm của vùng Saskatchewan và được nuôi dạy bởi một người thợ mộc và một nhà kỹ thật điện, vì thế ông đã sớm trở nên rất điêu luyện với việc sử dụng đôi tay. Đam mê trong nghệ thuật nhiếp ảnh của ông lại được khơi mào từ trường cao đẳng nghệ thuật và thiết kế Alberta, ông được truyền cảm hứng từ rất nhiều nhà tạo hình vĩ đại. Ông cho biết: “Tôi rất có hứng thú với góc nhìn nghệ thuật kết hợp từ nhiều phong cách khác nhau. Thường thì tôi tạo ra những tác phẩm trong studio, ngoài trời hay đôi khi thậm chí vẽ bằng cách dùng ngón tay”.

Cuốn sách Things Come Apart tiết lộ cho chúng ta ngõ ngách bên trong của những mẫu thiết kế phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Đồng thời nó còn thoả mãn thú vui giống trẻ con của chúng ta là tháo rời mọi vật ra để xem chúng hoạt động ra sao. Đây chính là dấu ấn trong niềm đam mê cả đời của Todd McLellan về phương thức kỹ thuật trong nền sản xuất hàng loạt hiện nay. Cuốn sách đã được xuất bản vào ngày 31/5/2013 và bạn hoàn toàn có thể đặt hàng thông qua Amazon. Đoạn video dưới đây sẽ cho ta biết về cách thức Todd McLellan đã tháo rời vật để chuẩn bị chụp ảnh như thế nào.

[vimeo link=”http://vimeo.com/20843668#” width=”590″ height=”332″]


Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy

Nguồn: Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan