※ Nếu coi tiền như cuộn giấy WC, thì bạn biết là sẽ rắc rối thế nào nếu dùng hết mà ko có giấy dự phòng phải không (Nguồn: ridonkuloustv)
Trong phần trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn, khái niệm “Đầu tư cho bản thân”. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể việc đầu như như thế nào, hay “Cấu trúc hóa cách thức sử dụng hầu bao” của bạn.
Step 1: Phân loại rõ ràng ĐẦU TƯ – TIÊU PHÍ – LÃNG PHÍ
Đầu tư = Bạn thu được nhiều hơn so với những gì bạn bỏ ra
〇 Tham gia các buổi chuyên đề để nâng cao kiến thức
〇 Luyện tập tại Gym để nâng cao sức khỏe
Tiêu phí = Bạn thu được đúng bằng những gì đã bỏ ra
〇 Tiền thuê nhà, phí đi lại, sinh hoạt phí…
Lãng phí = Những gì thu về ít hơn so với những gì đã bỏ ra
〇 Ăn nhậu không mục đích
〇 Chơi game để “giải sầu”
〇 Bắt taxi về nhà khi không kịp chuyến xe buýt cuối…
Cùng là việc ăn nhậu nhưng tùy theo mục đích mà cách phân chia có thể khác nhau. Nếu việc ăn nhậu với mục đích tạo dựng mối quan hệ đó có thể xem là một cách đầu tư, ngược lại bữa nhậu chỉ với mục đích bàn những chuyện không đâu thì đây có thể xem là sự lãng phí. Bạn cần phân chia cách sử dụng đồng tiền một cách minh bạch, cắt giảm một phần tiêu phí và lãng phí bạn sẽ có tiền đầu tư cho tương lai.
Step 2: Phân chia chi tiêu theo tỷ lệ 2:6:2
Sau phân chia rõ ràng đầu tư, tiêu phí và lãng phí bạn hãy thử phân chia tỷ lệ sử dụng hầu bao theo tỷ lệ phù hợp với sự cân bằng trong chi tiêu. Ở đây, bạn có thể tham khảo tỷ lệ 2:6:2, 20% số tiền bạn có nên được dự trữ, 60% là khoảng tiền bạn cần phải dùng cho sinh hoạt phí trong đó có bao gồm tiêu phí và lãng phí để giúp bạn có được cuộc sống sung túc hàng ngày và điều kiện phát triển bản thân, còn lại 20% nếu bạn đầu tư cho bản thân thì khoản đầu tư này sau này sẽ trở lại với bạn gấp nhiều lần. Kiếm được tiền đã khó, quản lý đồng tiền càng không hề đơn giản, hãy bắt đầu từ việc hệ thống hóa các khoản chi tiêu, tạo cho mình thói quen chi tiêu có mục đích sẽ giúp bạn nâng cao khả năng quản lý đồng tiền và quan trọng hơn bạn có thể tạo được những khoản đầu tư cho bản thân ngay cả khi hầu bao của bạn đang gặp khó khăn.
Step 3: Tạo mô hình miêu tả các khoản thu nhập và chi tiêu trong tháng
Người Nhật thường có thói quen quản lý chi tiêu bằng cách sử dụng sổ ghi chép các khoản thu chi trong tháng. Đơn vị ghi chép có thể theo ngày hoặc theo tuần tùy từng gia đình tuy nhiên cũng có nhiều người cảm thấy phiền hà khi ghi chép như vậy. Nếu bạn cảm thấy phiền khi phải ghi chép chi li từng khoản thì bạn có thể lựa chọn cho mình cách ghi mang tính tổng quát hơn đó là mô hình các khoản chi tiêu trong tháng. Mô hình này có 3 mục chính:
〇 Tổng thu nhập
〇 Tổng số tiền thực sự bạn và gia đình có thể được sử dụng (tổng thu nhập sau khi trừ thuế và các khoản phụ thu…)
〇 Phân chia chi tiêu
Ví dụ thu nhập của bạn là 12 triệu/tháng
Bằng cách lập mô hình chi tiêu bạn sẽ dễ dàng nắm được các khoản thu chi từ đó có những cách điều chỉnh phù hợp sao cho không gặp khó khăn trong sinh hoạt mà vẫn có tiền đầu tư cho bản thân.
Qua bài báo này dịch giả muốn gửi tới các bạn:
1. Dù trong hoàn cảnh như thế nào hãy luôn dành cho mình những khoản đầu tư.
2. Việc phân phối chi tiêu không giúp bạn tăng thu nhập hiện tại nhưng nó sẽ giúp bạn phân phối chi tiêu hợp lý, cắt giảm những khoản chi không cần thiết hoặc chưa cần thiết để duy trì sự cân bằng trong chi tiêu.
3. Đầu tư cho tri thức chính là đầu tư cho tương lai.
<Hết>
Người dịch: Nguyễn Sinh Côn, theo 日経