Các công ty sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản hướng tới Việt Nam (P1)

Phần 1: Việt Nam trong mắt của chuyên gia Okuho Hideo

Việt Nam đang tích cực trong việc thu hút các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản. Là một nước luôn cố gắng đẩy mạnh việc mở rộng các ngành công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam quan tâm rất nhiều đến ngành sản xuất vừa và nhỏ của một nước có nền kỹ thuật lớn như Nhật Bản, cũng như chuẩn bị những kế hoạch cần thiết để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ phối hợp với chính phủ Việt Nam phác thảo ra các sơ đồ chiến lược, hỗ trợ cho các hoạt động tại bản địa. Để làm rõ hơn về vấn đề đó, chúng tôi đã có bài phỏng vấn ông Okuho Hideo-chủ tịch tập đoàn Forval Nhật Bản.

ph03
ông Okuho Hideo-chủ tịch tập đoàn Forval Nhật Bản

Ông Okuho: Tại Forval, các dự án hỗ trợ cho các xí nghiệp Nhật bản, đặc biệt là các xí nghiệp sản xuất chế tạo, khi phát triển ra khu vực các nước ASEAN sẽ được tiến hành với sự giúp đỡ của chính phủ các nước bản địa. Hiện tại, những chính sách như thiết lập chi nhánh, cho phép người Nhật thường trú hay hỗ trợ cho các xí nghiệp đầu tư cũng đang được thiết lập bắt đầu ở Việt Nam, tiếp đó là các nước Indonesia, Campuchia và Myanma. Trên tinh thần đó, tôi thường xuyên đến và giao lưu gặp gỡ với các quan chức chính phủ của 4 nước này. Và cũng vì thế mà dạo gần đây cơ hội đến Việt Nam tăng lên đáng kể.

Vì sao lại là Việt Nam chứ không phải là các nước khác trong các khối ASEAN?

Ông Okuho: Vì mong muốn kêu gọi các xí nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vượt trội hơn cả so với các nước khác. Tôi cho rằng họ đặc biệt muốn thu hút những ngành công nghiệp sản xuất có kỹ thuật. Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam cũng muốn xây dựng một hệ thống cung ứng trong công nghiệp sản xuất mũi nhọn.

Đã có nhiều nhà máy sản xuất (thực hiện lắp ráp sản phẩm cuối cùng) đang đầu tư  vào Việt Nam phải không thưa ông?

Ông Okuho: Đằng sau bản dự kiến xây dựng hệ thống cung ứng, các nước ASEAN cũng có những động thái hướng tới hội nhập kinh tế. Trong kế hoạch hiện nay cho đến năm 2015 hàng rào thuế quan có thể sẽ được bãi bỏ, cho phép tự do lưu thông nhân lực và hàng hóa. Tôi cho rằng Việt Nam muốn chiếm ưu thế về mặt sản xuất trước khi hội nhập kinh tế quốc tế, do đó mới phải đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ liên quan đến sản xuất và xây dựng hệ thống cung ứng.

Cho đến bây giờ không chỉ Nhật Bản mà có rất nhiều công ty có máu mặt của Hàn Quốc và Âu Mỹ đã tiến vào Việt Nam. Với việc nhắm vào nguồn lao động giá rẻ để thực hiện lắp ráp sản phẩm cuối cùng với số lượng lớn tại Việt Nam, các nước kể trên đã có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh về mặt giá cả trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, gần đây tình hình lạm phát ở Việt Nam trở nên dữ dội và lương của người lao động cũng tăng lên. Nếu so sánh với các khu vực ven biển của Thái Lan hay Trung Quốc thì nó vẫn còn thấp hơn nhưng chắc chắn là không có lợi nếu so sánh với các nước khác trong ASEAN.

Mối đe dọa lớn nhất trong thời gian gần đây của Việt Nam là sự tăng trưởng kinh tế đáng kể của Myanma. Là một nước đang tiến gần đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Myanma đang dần dần giải quyết được sự chậm trễ của công nghiệp hóa và tụt lùi do lạm phát. Các xí nghiệp may mặc lớn cũng đang được thành lập nhanh chóng. Trên cơ sở tính hấp dẫn của nhu cầu trong nước, câu chuyện các công trường lắp ráp của các nhà sản xuất lớn từ Việt Nam di chuyển qua Myanma cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bản thân chính phủ Việt Nam hiểu rất rõ điều này điều này.

Phải chăng đây chính là lý do mà các công ty vừa và nhỏ đang gây ra sự ảnh hưởng bằng toàn bộ hệ thống cung ứng?

Ông Okuho: Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển nhiều. Vì vậy những thiết bị bộ phận dùng cho lắp ráp được cung cấp từ Nhật và từ các nước xung quanh. Nếu chỉ cố tiến hành những lắp ráp đơn thuần thì ngay khi sức cạnh tranh về giá lao động giảm xuống, các công ty có thể sẽ đồng loạt di chuyển sang các nước khác. Vì vậy cần phải có những chuẩn bị cần thiết trước khi điều đó xảy ra.

Nếu thành lập chuỗi cung ứng, xây dựng cơ chế sản xuất và kiểm soát nó như một hệ thống thì cho dù giá rẻ, các nhà sản xuất hàng đầu cũng không thể từ bỏ Việt Nam một cách đơn giản được. Để làm được điều đó, họ đã cảm nhận được sự cần thiết của việc thu hút các nhà sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản nhiều hơn nữa. Đến mức cứ như là có người nào đó trong các thành viên chính phủ gào to lên rằng “Khuôn đúc”, ”Khuôn Đúc” vậy.(Khuôn đúc là sản phẩm quan trọng trong việc chế tạo thiết bị phụ trợ. Nắm trong tay một khuôn đúc đạt tiêu chuẩn cũng đồng nghĩa với việc nắm trong tay khả năng sản xuất hàng loạt một thiết bị nào đó).

(Còn tiếp)


Người dịch: Hạnh Trang. Theo 日経ビジネス


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan