Quản lý thời gian và rèn luyện sức mạnh ý chí (phần 2)

Chú ý tới những quá trình làm bản thân sao nhãng.

Mục đích của việc rèn luyện này là để biết yếu tố nào đã khiến bản thân sao nhãng. Việc bản thân sao nhãng không phải là phản xạ vô điều kiện xảy ra theo quy luật tự nhiên mà đó là kết quả của những hành động do bản thân chúng ta đã lựa chọn. Chúng ta sẽ cần phân tích về những lựa chọn “sao nhãng “ của bộ não thay vì lựa chọn việc tập trung.

Ví dụ, sáng bạn tới công ty và quyết định chuẩn bị tài liệu cho bài phát biểu sắp tới. Đặt chân xuống ghế, bạn đã bắt tay ngay vào công việc. Chưa đầy 10 phút sau, bạn sẽ rút từ trong túi ra chiếc smartphone và bắt đầu lạch cạch, lạch cạch gửi tin nhắn đúng không ? Trong khoảng thời gian này điều gì đã xảy ra vậy ? Luyện tập sao cho có thể nhìn ra vấn đề một cách khách quan chính là việc rèn luyện sức mạnh ý chí đấy. Ghi chép ra giấy hay lưu lại trên máy tính cũng không sao, điều quan trọng là bạn ghi chép lại được hình ảnh của bản thân lúc đó và hãy tiến hành phân tích nódưới con mắt của một nhà khoa học. Lúc này chưa cần thiết phê phán, hay có những bất mãn với bản thân. Có thể lấy một ví dụ về việc ghi chép lại như sau:

  • Tôi đang chuẩn bị tài liệu cho bài phát biểu tới.
  • Đồng nghiệp chào tôi.
  • Lúc đó, tôi chợt để ý thấy có tin nhắn điện thoại của bạn gửi tới.
  • Tôi mở tin nhắn sau đó gửi tin nhắn trả lời.

Đây có thể coi là tình huống khá thường xảy ra trong thực tế, nhưng nếu chúng ta không thử tiến hành phân tích thì cũng không thể biết được một chuỗi các hành động của ta diễn ra như thế nào. Việc biết được quá trình diễn ra hành động của chúng ta chính là bước đầu tiên trong việc rèn luyện sức mạnh ý chí.

Nếu duy trì việc rèn luyện này đều đặn và thường xuyên, theo thời gian bạn sẽ nhận ra những thói quen xấu có ảnh hưởng tới sức mạnh ý chí của bản thân. Ví dụ bạn có thói quen cứ 15 phút lại nhìn điện thoại một lần, hay khi bị đồng nghiệp gọi thì trong vòng 3 phút không thể tập trung được…Thực tế trong trường hợp của tôi, mỗi khi trong lòng muốn đi Gym thì là lúc mà tôi hiểu là “hôm nay đã mệt rồi, công việc tạm thời dừng lại ở đây“. Khi biết được những dấu hiệu đặc trưng của bản thân thì có thể nhìn thẳng vào sự thật thoát khỏi tầm nhìn ngắn hạn và lấy lại được tầm nhìn dài hạn.

Khi bạn đã rèn luyện được điều này, tiếp theo các bạn hãy thử sức với phương pháp “thiền”

Trước khi giới thiệu về phương pháp “thiền”, tôi muốn giới thiệu sơ qua một chút về stress. Trong cuộc sống và công việc thường ngày, chúng ta chịu rất nhiều stress. Não và cơ thể thường có hai khuynh hướng phản ứng lại với stress đó là “phản ứng mang tính stress” và “phản ứng mang sức mạnh ý chí“.

– Trước hết, “phản ứng mang tính stress” là phản ứng sinh ra khi não chịu đựng một áp lực hoặc có bất an nào đó, tim đập nhanh lên, hô hấp gấp hơn, cảm giác thiếu nhạy bén hơn, cố gắng tìm ra những uy hiếp đang tới gần. Kết quả xảy ra “một cuộc chiến không có niểm vui”. Và rồi, việc này không làm không được, việc kia không làm cũng không xong, tinh thần rơi vào trạng thái rối loạn.

– “Phản ứng mang sức mạnh ý chí” thì ngược lại, nhịp tim giảm xuống, hô hấp chậm và sâu hơn, có thể suy nghĩ được nhiều lựa chọn khác bằng con mắt với tầm nhìn dài hạn.

Vậy “thiền” là gì ? Nói một cách ngắn gọn thiền là phương pháp chuyển từ “phản ứng stress” sang “phản ứng mang sức mạnh ý chí“. Khi tốc độ hô hấp chậm đi, bạn có thể nhớ ra được những đích đến mang tính dài hạn của mình. Tại thung lũng Silicon Hoa Kỳ, ngày càng nhiều công ty tạo thêm phòng thiền. Nhân viên công ty có thể ra vào tự do, có thể ngồi thiền bất cứ lúc nào. Thậm chí có cả những công ty mở các giờ học thiền. Thực tế đã chứng minh, thiền là phương pháp làm tăng tính sản xuất. Ở đây, tôi muốn giới thiệu một câu thiền đó là “ tôi là ai ?” Vốn dĩ nhiều người thường suy nghĩ mình không thể điều khiển được bản thân. Thêm vào đó là những suy nghĩ kiểu “vốn dĩ khi được sinh ra bản thân đã không được tốt” , “tự bản thân phải cải thiện” hay “bản thân phải có quy luật riêng“… Từ đó họ chỉ tự chuốc lấy sự bất an và dùng các hình phạt để thúc đẩy bản thân. Ví dụ như kiểu suy nghĩ “nếu không hoàn thành các công việc này, điều này chứng tỏ năng lực của ta là yếu kém, bởi vậy nhất định phải hoàn thành cho bằng được“.

who am i
Thả lỏng và xác định bản thân là ai thay vì ôm lấy sự bất an và dùng các hình thức tự trừng phạt như động lực sống.

Nhưng “bản thân làm việc hết mình” vốn dĩ đang tồn tại như một phần của bản thân. Chúng ta nên ý thức một điều rằng bản thân chúng ta có thể thực hiện được những mong muốn của mình. Nếu như bạn cảm thấy trong đầu bắt đầu có suy nghĩ về bản thân không tốt thì bạn hãy thử thả lỏng người và cố gắng hít thở sâu, lý tưởng nhất là một phút thở khoảng 4~6 lần. Làm như thế, bạn có thể thấy được cái “bản thân làm việc hết mình” đang tồn tại trong bạn và lấy lại tầm nhìn dài hạn, bình tĩnh lại và có được sức mạnh ý chí mạnh mẽ hơn, đến lúc này bạn hẵng bắt tay vào bắt đầu công việc.

Nếu bạn muốn nâng cao sức mạnh của ý chí, muốn sử dụng thời gian một cách có hiệu quả thì bạn hãy dành riêng cho mình những khoảng thời gian để suy nghĩ trong cuộc đời này thực sự bạn muốn là gì ? Nếu như cứ để mục tiêu của cuộc đời không rõ ràng thì khó mà tạo được động lực để tập trung làm các công việc trước mắt.

Nếu chưa biết mục tiêu của cuộc đời là gì, bạn hãy bắt đầu bằng việc viết ra những điểm mạnh và quan điểm sống (giá trị quan). Không chỉ những điểm mạnh trong công việc, bạn hãy viết ra tất cả những điểm mạnh thuộc về bạn, kể cả chuyện có khiểu hài hước hay không…Trong giờ học của tôi, tôi thường yêu cầu học sinh viết một bài luận đánh giá về bản thân mình. Qua đó, nhiều học sinh nói với tôi  với tinh thần tràn đầy nhiệt huyết rằng, “ em muốn dồn hết năng lượng, sức sống của bản thân vào việc này, việc kia”. Chúng ta cần biết từ đáy lòng con tim muốn điều gì, từ đó, để có được điều mong muốn ấy sẽ một nguồn sức mạnh rất lớn được sinh ra. Kết quả là việc học tập và làm việc sẽ được tăng tốc.


Người dịch: Nguyễn Sinh Côn, Theo 日経ものづくり


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan