Quản lý thời gian và rèn luyện sức mạnh ý chí (phần 1)

Chào các bạn độc giả của báo Nikkei Business (và ở đây là Techfocus). Tôi là Kelly McGonigal giảng viên trường đại học Standford Hoa Kỳ. Hôm nay tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu về cách quản lý thời gian và sức mạnh của ý chí. Làm thế nào để có thể quản lý thời gian theo mong muốn của mình? Đây là câu hỏi tôi tin rằng nhiều bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm câu trả lời. Hôm nay tôi sẽ phân tích nguyên lý hoạt động của bộ não, dựa trên đó, tôi sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp cơ bản để rèn luyện hoạt động của bộ não. Không khó đâu các bạn, hãy làm thử xem thế nào nhé. 

Ý thức về đích đến dài hạn nhưng cần thử sức với những vấn đề nhỏ.

Trong cuộc sống và công việc, chúng ta thường thấy những câu khá quen thuộc đại loại như : “Công việc này chỉ cần khoảng thời gian này là có thể hoàn thành thế mà…” hoặc “mình đã dự định hoàn thành sớm công việc này thế mà…”. Quản lý thời gian và sức mạnh ý chí có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng cô Kelly giảng viên trường Standford tìm hiểu về cách quản lý thời gian hiệu quả và sức mạnh ý chí của bộ não nhé.

Trong các hoạt động Business, việc chúng ta có thể điều khiển được sức mạnh của ý chí là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong trường hợp chúng ta muốn sử dụng thời gian một cách có hiệu quả. Giả sử có 2 người, một người có thể điều khiển sức mạnh ý chí theo suy nghĩ của mình, người còn lại thì không, rõ ràng người có khả năng làm chủ suy nghĩ sẽ là người thành công. Vậy làm thế nào để rèn luyện ý chí ? Hôm nay chúng ta sẽ dành thời gian để bàn về vấn đề này.

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về trạng thái ( mode) của bộ não người. Não có hai mode , một là trạng thái tâm lý phản ứng lại những sự việc khẩn cấp, hai là trạng thái tâm lý dài hạn suy nghĩ về kết quả của những gì hiện tại bản thân lựa chọn.

1- Trạng thái tâm lý đầu tiên (short mode ) là trạng thái khi con người cảm thấy stress hay bất an. Tại thời điểm khẩn cấp đó, bộ não sẽ suy nghĩ về những gì cần thiết cần thiết cho bản thân, và cố gắng tìm kiếm xem làm thế nào để tâm trạng được thoải mái nhất, xóa bỏ những tâm trạng mang tính tiêu cực.

2- Trạng thái tâm lý thứ 2 (long mode ) là trạng thái khi suy nghĩ xem những lựa chọn hiện nay của bản thân sẽ dẫn đến kết quả như thế nào trong tương lai. Khi đó, bộ não sẽ suy nghĩ để tìm kiếm những yếu tố cần thiết để thành công trong khoảng thời gian dài đã định, đồng thời  cố gắng gây dựng những mối quan hệ với những người khác.

Bây giờ chúng ta cùng suy nghĩ về việc quản lý thời gian. “Bạn muốn hoàn thành công việc theo đúng thời gian đã định”, “Bạn muốn tuân thủ thời hạn các công việc trong ngày hôm nay”. Theo bạn bộ não khi phải đối mặt với những tình huống này sẽ kích hoạt trạng thái tâm lý nào ? Đúng vậy, đó chính là short mode. Chắc chắn khi gặp phải những trường hợp này chúng ta phải tìm cách giải quyết những công việc ngay trước mắt. Nhưng nếu muốn sử dụng thời gian một cách có hiệu quả thì ta nên luôn  ý thức về long mode. Nhìn nhận vấn đê dài hạn sẽ giúp chúng ta biết được thực sự đối với bản thân mình điều gì là cần thiết, và cần phải làm gì để có được điều ấy. Nếu có thể đưa bộ não đi vào trạng thái tâm lý này thì dễ dàng nâng cao sức mạnh ý chí. Đúng không các bạn ? Chúng ta không được dừng lại với việc mãn nguyện vì đã dành hết sức để hoàn thành xong xuôi “bộ sưu tập” To Do List của mấy hôm trước.

to-do-list-nothing
Điều quan trọng là bạn suy nghĩ về những mục tiêu trong tương lai chứ không phải thỏa mãn với những công việc được hoàn thiện trước mắt

Giờ chúng ta giả sử có một nhà kinh doanh đang ý thức mục tiêu của cả cuộc đời và nhà kinh doanh này đang cố gắng để hướng tới thành công đó. Tuy vậy, việc ý thức được mục tiêu và việc anh chàng này có thể duy trì việc tập trung đến khi nào là câu chuyện hoàn toàn khác. Nói một cách dễ hiểu khả năng tập trung của con người giống như tài nguyên hữu hạn vậy, nếu sử dụng thì sẽ giảm xuống. Trong nội dung tiếp theo tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số phương pháp rèn luyện sức tập trung.

<Còn tiếp>


Người dịch: Nguyễn Sinh Côn, Theo 日経ものづくり


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Quản lý thời gian và rèn luyện sức mạnh ý chí (phần 1)”

  1. Bài này người khác dịch em chỉ edit rồi up lên thôi ạ ^^.

  2. Long Cao

    cảm ơn bạn Trung về bài viết nhé, đúng là đề tài mình đang cần 😀 và chắc chắn rất nhiều người VN cũng cần được biết những điều thế này để có thể thành công hơn.

Comments are closed.