Công nghiệp phụ trợ, tức là ngành sản xuất cung cấp những linh kiện, bộ phận đa chủng loại trong quá trình chế tạo thành phẩm những sản phẩm như xe hơi, thiết bị điện tử. Trong tiếng Anh là supporting industry. Trong quá trình phát triển công nghiệp của bất kỳ một quốc gia nào thì nền công nghiệp phụ trợ cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn quá non trẻ so với các nước khác cùng khu vực Đông Nam Á, và quá trình phát triển cũng có rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
1. Giới hạn của năng lực cung cấp
Năng lực cung cấp những sản phẩm của nền công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn rất thấp, không có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của những xí nghiệp nước ngoài khi họ muốn xây dựng nhà máy chế biến thành phẩm tại Việt Nam. Cụ thể hơn, số lượng những công ty có hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ này còn ít, chất lượng sản phẩm thấp kém và rất ít doanh nghiệp có thể đảm bảo thời gian giao hàng thích hợp. Ngoài ra, những sản phẩm linh kiện và bộ phận có thể sản xuất này bị giới hạn chỉ là những sản phẩm cơ bản, dễ sản xuất. Kết quả, những sản phẩm của Việt nam bị cạnh tranh bởi các sản phẩm ngoại nhập và giảm thị phần ngay cả trong nước.
Tuy nhiên, ngay cả khi ở trong tình trạng khó khăn như vậy, các xí nghiệp Việt Nam vẫn chưa có những nỗ lực cẩn thiết để cải thiện phương thức sản xuất của mình. Phần lớn các công ty có hiện tại đều tiến hành phương thức sản xuất tập trung, từ việc thiết kế model cho đến chế tạo, lắp ráp, phân phối đều tiến hành tại một nơi. Điều này dẫn tới việc suy giảm chất lượng nguồn nhân lực và qua đó làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Tuy các công ty tư nhân có phương thức hoạt động linh động hơn các công ty quốc doanh, nhưng do các lý do như nguồn vốn, kỹ thuật nên không thể mở rộng dây chuyền sản xuất, và dẫn tới chất lượng sản phẩm cũng không được cải thiện.
Vấn để chất lượng sản phẩm thấp cũng chính là một vấn đề cơ bản của nền công nghiệp phụ trợ Việt.
2. Tỷ lệ hàng nhập khẩu cao
Giá thành sản xuất của những sản phẩm “made in Viet nam” có giá thành cao hơn so với các nước Châu Á khác, và không có năng lực cạnh tranh cần thiết. Nguyên nhân đó là, các công ty lắp ráp, xí nghiệp gia công không sử dụng các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mà phải dựa vào nguồn hàng nhập khẩu từ nước khác.
Thực tế, trong ngành sản xuất may mặc – một ngành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, từ 50 đến 80 % nguyên liệu là nhập từ nước khác. Trong ngành sản xuất ô tô, con số này là 90 – 95 %. Ngay cả chính đại diện của Viet Nam Intel Products cũng phải nhận xét: “Việc điều phối linh kiện ở Việt Nam vẫn là điều không thể làm được ít nhất trong vòng từ 5 đến 10 năm nữa”.
3. Khó tìm và chọn bạn hàng
Các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, đầu tiên họ sẽ tìm nơi chế tạo và chọn bạn hàng. Tuy nhiên, thông tin được công khai về các công ty có ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam có rất ít, và hầu như tất cả các công ty ngoại quốc đều gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm bạn hàng.
Theo báo cáo của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương của Việt nam, thì khi công ty sản xuất xe hơi Daihatsu của Nhật về Việt Nam tìm đối tác sản xuất, họ đã tiến hành điều tra hơn 64 công ty để chế tạo ốc vít, nhưng họ đã không thể nào tìm được một công ty đáp ứng đủ yêu cầu của họ về cả chất lượng cũng như quy mô sản xuất.
4. Vai trò của các công ty sản xuất phụ trợ có nguồn gốc nước ngoài
Các công ty sản xuất phụ trợ có nguồn gốc nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Các công ty này có năng lực kinh tế mạnh mẽ, có khả năng quản lý cao và do đó có thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao. Dương như các công ty Việt Nam có khuynh hướng lấy hình mẫu phát triển là các công ty này. Tuy nhiên, rất tiếc là các công ty ngoại quốc họ chỉ đặt nhà máy sản xuất các công đoạn cuối cùng trước khi thành phẩm tại Việt Nam, chứ không tích cực đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ.
Tuy nhiên, một hiệu quả khác từ việc mở rộng các công ty phụ trợ ngoại quốc đó chính là sự hấp dẫn và là lời mời gọi các công ty phụ trợ khác vào Việt Nam. Ví dụ như ngành sản xuất xe gắn máy tại Việt Nam. Hiện tại, ngành sản xuất xe gắn máy tại Việt Nam đã phát triển từ thành phẩm cho tới có thể xuất khẩu. Theo thông tin từ bộ Công Thương Việt Nam, các công ty cung cấp bộ phận cho các công ty liên doanh lắp ráp xe gắn máy hiện tại đã lên tới 230 công ty, trong đó có 80 công ty nước ngoài, tổng số vốn đầu tư là 260 triệu dollar Mỹ.
5. Các ưu đãi với nền công nghiệp phụ trợ
Các công ty muốn đầu tư vào nền sản xuất công nghiệp phụ trợ rất cần thiết nhưng quy chế ưu đãi và giúp đỡ cẩn thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại tại Việt Nam, hầu như chính phủ Việt Nam không có bất kỳ ưu đãi hay biện pháp giúp đỡ nào cho các công ty dạng này. Ngay từ quyền sử dụng đất sản xuất, cho tới các ưu đãi về thuế.
Nguyễn Xuân Truyền