Từ búp bê cho tới robot công nghiệp

Bài viết trong loạt bài thảo luận về nền công nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, và những đánh giá về sự khác nhau giữa hai nền công nghiệp của hai quốc gia.

Hẳn mọi người Việt nam đều nhận thức được rằng, Nhật Bản chính là “vương quốc của Robot”. Không cần phải nói thêm, Nhật Bản chính là quốc gia có số lượng robot được chế tạo và sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Thống kê năm 2004 cho biết, trên thế giới có hơn 820.000 robot  công nghiệp thì Nhật Bản chiếm 45 % trong số đó, tức vào khoảng 360.000 robot đang hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp. Và 40% trong con số 820.000 robot đó, có một nửa được sản xuất tại Nhật Bản.

Thế nhưng, câu chuyện thần kỳ về Robot của Nhật Bản lại được bắt đầu từ rất xưa, vào thời hoàng kim của kỹ nghệ thủ công Nhật Bản lại rất ít đươc biết đến ngoài Nhật.

Những robot đầu tiên của Nhật Bản, chính là những con búp bê được gọi là “Karakuri”. Cho dù không hề sử dụng máy móc, những mạch điện phức tạp, nhưng những con búp bê này có thể thực thi những hành động phức tạp hơn rất nhiều so với những con robot hiện tại.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được giới thiệu một số những sản phẩm đáng được coi là kiệt tác của Nhật bản, những con búp bê Karakuri – hình mẫu của Ashimo hiện đại.

Người đầu tiên tôi muốn giới thiệu được mệnh danh là “Edison của Phương Đông” và cũng chính là nhà sáng lập lên công ty điện tử Toshiba hiện tại có tên là Tanaka Hisashige. Ông sinh ra vào năm Thiên Hoàng Khang Chính thứ 11 (tức 1800) và mất năm Thiên Hoàng Minh trị thứ 14 (tức 1881). Sinh thời, ông là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của Nhật bản. Những đóng góp của ông được ghi nhận là đóng phần lớn vào sự phát triển công nghiệp của Nhật Bản, nhất là vào thời mở cửa của Thiên Hoàng Minh trị với phong trào Duy tân.

Phát minh nổi tiếng nhất của ông phải kể tới, và cũng là búp bê Karakuri đầu tiên của Nhật Bản, đó chính là búp bê Karakuri biết bắn tên.

Robot bắn cung
Robot bắn cung

Trong vòng 4 phút, con búp bê đang ngồi sẽ đứng dậy, với nét mặt phong phú, cầm những mũi tên đặt lên cung, kéo dây và bắn đúng hồng tâm. Búp bê sử dụng lò xo xoắn để hoạt động và có thể bắn tới 13 mũi tên cho một lần lên dây cót.

Hoàn toàn không sử dụng máy móc, chỉ bằng những vật liệu thô sơ như gỗ hay bánh răng, dây thừng nhưng hoạt dộng của búp bê hoàn toàn khiến những người chứng kiến phải cảm thấy kinh ngạc.

Ngoài tác phẩm để đời là búp bê Karakuri có thể bắn tên và búp bê biết viết chữ (có thể viết 4 chữ Hán là Thọ, Tùng, Trúc, Mai), Tanaka Hisashige còn là người đầu tiên tạo ra mô hình máy hơi nước của Nhật Bản và chiếc đồng hồ Nhật đầu tiên. Ông lên Tokyo thành lập công ty điện tín đầu tiên vào năm 1875 (Minh trị thứ 8), đó chính là tiền thân của Toshiba sau này.

Ngoài Tanaka Hisashige, một nghệ nhân khác người Nhật tên là Hosokawa Yorinao đã để lại cuốn sách “Tinh Xảo Đồ Hối” giúp chế tác 9 loại búp bê Karakuri khác nhau. Nổi tiếng nhất trong đó chính là robot mang trà. Động cơ của nó là sử dụng độ đàn hồi của râu cá voi làm dây cót, có thể tiến lên phía trước và đổi hướng.

Robot mang trà
Robot mang trà

Bản thảo của cuốn sách “Tinh Xảo Đồ Hối” hiện còn được chính phủ Nhật lưu giữ cẩn thận vào hàng “Quốc Bảo”, là di sản của nền văn hóa Nhật, chứng minh sự khéo léo và tay nghề của thủ công Nhật, cũng như nền tảng kỹ thuật vững chắc của người Nhật bản. Ngoài búp bê biết mang trà, nghệ nhân Hosokawa Yorinao còn để lại bản thảo về robot nhào lộn, có thể nhào lộn trên không trung và tiếp đất mà không bị ngã.

Bản thảo Tinh xảo đồ hối của Hosokawa
Bản thảo Tinh Xảo Đồ Hối của Hosokawa Yorinao

Có thể nói, không phải tự nhiên mà Nhật Bản trở thành cường quốc về Robot, mà chính kinh nghiệm tích lũy từ lâu năm, cộng với tinh thần của người Nhật mới chính là chìa khóa đưa họ lên đỉnh vinh quang ngày hôm nay.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Từ búp bê cho tới robot công nghiệp”

  1. xuantruyen

    Đó là lý do chúng ta không nên viết bài trước khi đi ngủ longcao ạ 😀

  2. Long Cao

    anh Truyền hình như dịch không đúng rồi, phải nói là “Edison của phương Đông” chứ? Em không biết anh lấy thông tin từ nguồn nào, nhưng do không hiểu nên em có tra trên wikipedia (http://ja.wikipedia.org/wiki/%E7%94%B0%E4%B8%AD%E4%B9%85%E9%87%8D).
    Mong anh đính chính, hoặc giải thích được chữ engine cho mọi người 🙂

Comments are closed.