QC (phần 2): Quản lí chất lượng tại Nhật Bản

Kỳ trước: Khởi nguồn của quản lí chất lượng

Quản lý chất lượng đã được áp dụng và phát triển ở Nhật Bản như thế nào?

Quản lý chất lượng được cho rằng đã bắt nguồn từ năm 1950, từ buổi học có diễn thuyết về “quản lý chất lượng sản phẩm” của tiến sĩ Deming. Đầu tiên, việc sử dụng kĩ thuật thống kê vào công đoạn quản lý trong công nghiệp chế tạo đã đem lại nhiều kết quả. Tuy nhiên ở giai đoạn này chỉ có những nhà chuyên môn về quản lý chất lượng sản phẩm mới có thể thực hiện. Chính việc áp dụng thống kê vào quản lí đã tạo nên cách quản lý chất lượng đặc trưng của Nhật Bản.

Ta có thể đưa ra nét đặc trưng lớn nhất đó là việc ứng dụng QC Circle (câu lạc bộ quản lý chất lượng) được xuất phát từ tiếng nói của bộ phận dẫn đầu ở công trường sản xuất. Tức là không chỉ các nhà chuyên môn đặc biệt thực hiện công việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm mà thực tế ngay cả bản thân người chế tạo ra sản phẩm cũng học được cách quản lý chất lượng sản phẩm. Và từ nhu cầu đó, vào năm 1962,  cùng với việc phát hành quyển tạp chí “QC Circle” ( lúc đấy là quyển “Công trường và QC” ), các QC Circle đã đồng loạt ra đời tại các nhà máy, công trường trên toàn Nhật Bản.

QC Circle
Công nhân sản xuất tham gia QC Circle, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sự việc này có thể nói là sự tiến triển lớn nhất của việc quản lý chất lượng sản phẩm. Hoạt động quản lý chất lượng mà trước kia chỉ có những nhà chuyên môn thực hiện thì đến nay đã được lan rộng đến những người làm ở công xưởng sản xuất sản phẩm.

Chẳng bao lâu, không chỉ giới hạn ở công xưởng sản xuất mà ngay cả ở lĩnh vực khác hay nơi làm việc như văn phòng, buôn bán, dịch vụ…từ thực tế quản lý chất lượng có hiệu quả nên toàn bộ nhân viên ở các công ty bắt tay quản lý chất lượng sản phẩm hay quản lý chất lượng mang tính tổng hợp ( TQC ( Total Quality Control)), và ngày nay đã phát triển thành TQM ( Total Quality Management).

QC Circle (Quality Control Circle): Một hoạt động giống như câu lạc bộ về quản lí chất lượng tại công trường, các hoạt động này do chính những người làm ở công trường thực hiện.

Phần 3: Mục đích của quản lí chất lượng


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan