Hãy bắt đầu từ nơi chuột chạy ra

Câu chuyện về Ông Koseki Tsuyo làm việc tại Toyota năm 1965-2005 thuộc bộ phận lắp ráp

Phương thức sản xuất “đập chuột” và phương thức sản xuất Toyota

Hiện tại ông Koseki Tsuyo đang đào tạo cho nhiều công ty với tư cách là một chuyên gia đào tạo phương thức sản xuất Toyota (TPS).
Điều ông thường thấy khi vào thăm các xưởng là công ty vẫn sử dụng những chiếc máy (thiết bị) ngay cả khi chúng có vấn đề. Công ty sẽ phải chi một khoản tiền lớn nếu quyết định mua một chiếc máy mới. Do đó, thay vì thay chiếc máy đang gặp vấn đề, họ quyết định tăng thêm một nhân viên có nhiệm vụ đứng canh máy. Anh ta vừa xử lý máy khi xảy ra lỗi, vừa duy trì máy để có thể sử dụng “tạm thời”.
Thấy vậy, ông Koseki mới nói: “chỉ toàn đập chuột thôi thì vấn đề sẽ không được giải quyết đâu”.
“Việc phát sinh lỗi giống như việc chuột chạy ra từ lỗ và bạn đập nó. Tiếp theo, một con chuột khác chạy ra, khi đập con này con chuột ban đầu kia lại tiếp tục chạy ra. Khi làm việc theo cách này sẽ làm lãng phí thời gian. Công xưởng chỉ tập trung giải quyết những việc lãng phí, và chỉ làm cho công việc càng trở nên bận rộn.
 
Tôi gọi cách làm này là “phương pháp sản xuất đập chuột”. Chỉ sửa vá bề ngoài, không truy cầu nguyên nhân thực sự (chân nhân). Công việc chỉ dừng lại ở việc “sửa vá bề mặt” mà chưa làm được “tu sửa bên trong”.

Sự khác nhau giữa “vá” và “sửa”

Tại Toyota, “tu” và “vá”được phân biệt rất rõ ràng.
Vá: sửa chữa theo cách chắp vá. Khi máy móc bị hư hỏng, xử lý bằng các biện pháp khẩn cấp, sau đó tiếp tục cho máy đi vào hoạt động. Máy sẽ tiếp tục gặp vấn đề nếu công ty không tìm kiếm và xử lý nguyên nhân cốt lõi (chân nhân). Cho dù chuột có bị đập thì chúng vẫn tiếp tục chui ra.
Sửa: Cố gắng không để lỗi xảy ra lần thứ hai bằng cách loại bỏ triệt để nguyên nhân cốt lõi gây ra vấn đề.
“Vì vậy, khi chỉ đạo tại các công ty, tôi yêu cầu họ rằng khi xảy ra lỗi hãy TU SỬA triệt”. TU SỬA là đào sâu tìm ra nguyên nhân cốt lõi và sửa để không xảy ra lỗi lần thứ hai. Nếu bạn không làm như vậy, vấn đề tượng tự sẽ tiếp tục xảy ra”.
 
Bạn cần phải biết “nên giải quyết việc gì đầu tiên?”.
Chuyên gia Koseki có chia sẻ: “Hãy bắt đầu từ nơi nhiều chuột chui ra”.
Tức là chúng ta nên bắt đầu xử lý từ nơi nhiều lần xảy ra lỗi. Hãy giải quyết từ nơi có nhiều vấn đề nhất.
Ví dụ nếu là lỗi xảy ra liên quan đến thiết bị, thứ tự ưu tiên xử lý như sau:
1. Nơi lỗi phát sinh hàng ngày
2. Nơi phát sinh lỗi khoảng một tháng một lần
3. Nơi phát sinh lỗi khoảng một năm một lần
Đối với những nơi lỗi phát sinh với tần số thấp, chúng ta có thể tạm hoãn lại.
“Nếu giải quyết vấn đề mà không có thứ tự ưu tiên ‘nên giải quyết vấn đề gì đầu tiên’ thì không khác gì cách làm đập chuột, và chuột sẽ tiếp tục chạy ra. Sẽ lại cần có người đứng canh máy, công ty phải trả thêm chi phí nhân công và hiệu suất dây chuyền sẽ giảm”.
Lãng phí 2 tiếng 30 phút mỗi ngày vì bởi người làm thay máy hỏng
 
Ngày trước, có câu chuyện như sau tại nơi ông Koseki tới đào tạo.
Trong công xưởng có một chiếc máy gấp tự động thùng bìa cát-tông. Nhưng máy hoạt động không tốt và thường xuyên phát sinh ra lỗi. Quản lý đã chuyển máy sang vị trí khác, và công việc gấp thùng bìa được giao cho hai nhân viên thực hiện.
Khi thấy cảnh tượng này, ông Koseki đã chỉ đạo “Anh quản lý, anh hãy sữa  triệt để chiếc máy này cho tôi”. Từ một chiếc máy vứt xó, giờ chiếc máy đã hoạt động lại bình thường. Công việc của hai nhân viên khi gấp thủ công mất đến 3 giờ thì chiếc máy chỉ mất vỏn vẹn 30 phút.
Chuyện gì sẽ diễn ra nếu cứ để nguyên chiếc máy hỏng như vậy?
Mỗi ngày công xưởng tiếp tục mất đi 2 giờ 30 phút làm việc. Cộng dần theo tuần, tháng, năm thì tổn thất mà công xưởng phải chịu sẽ vô cùng lớn.
Khi một vấn đề xảy ra, hãy triệt tiêu nguyên nhân cốt lõi. Khi có nhiều vấn đề, hãy thực hiện giải quyết vấn đề theo thứ tự ưu tiên. Hãy giải quyết từ những vấn đề có thứ tự ưu tiên cao. Đây là điều không chỉ riêng trong sản xuất mà có thể áp dụng cho tất cả công việc.
Point: Hãy sửa từ nơi lỗi thường xuyên xảy ra.
Không chỉ “sửa vá bề mặt” mà hãy “tu sửa bên trong”
———————————————————————————————————–
Trích cuốn: Những câu nói cửa miệng của Toyota
Dịch: Trọng Nhân
Biên Dịch: Sinh Côn

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan